Ngoại trưởng Malaysia gọi đồng cấp Trung Quốc là 'anh em', đồng ý đối thoại song phương về Biển Đông

Thứ sáu, 13/09/2019, 09:14 AM

Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah gọi người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị là “người anh em của tôi” và đồng ý thiết lập cơ chế đối thoại chung với Trung Quốc để giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông.

Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị đồng ý thiết lập cơ chế đối thoại song phương về Biển Đông.
Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah và người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị đồng ý thiết lập cơ chế đối thoại song phương về Biển Đông.

Trung Quốc và Malaysia đồng ý thiết lập cơ chế đối thoại chung để thảo luận các vấn đề Biển Đông tại thời điểm Bắc Kinh đang có nhiều hành động bị cho là ngang ngược để đòi yêu sách chủ quyền phi lý đối với vùng biển này.

Theo tờ South China Morning Post, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã tuyên bố kế hoạch thiết lập cơ chế đối thoại chung với Malaysia để thảo luận về các vấn đề Biển Đông sau khi gặp người đồng cấp Malaysia, Saifuddin Abdullah, tại Bắc Kinh ngày 12/9.

Mặc dù nhóm tàu Địa chất Hải dương 8 của Trung Quốc vẫn đang xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, gây căng thẳng cho khu vực, ông Vương Nghị vẫn cho rằng căng thẳng ở Biển Đông đã giảm gần đây.

“Các quốc gia duyên hải và Trung Quốc cam kết xử lý thích đáng vấn đề Biển Đông và cùng nhau bảo vệ hòa bình và ổn định ở đó”, ông Vương Nghị nói.

“Cuối cùng, hai bên chúng tôi (Malaysia và Trung Quốc) đã đồng ý thiết lập một cơ chế tham vấn song phương cho các vấn đề hàng hải. Một nền tảng mới để đối thoại và hợp tác”, ông này nói thêm.

Trong khi đó, Ngoại trưởng Malaysia Saifuddin Abdullah gọi ông là Vương Nghị là “người anh em của tôi”, cho biết cơ chế này sẽ được quản lý bởi các bộ ngoại giao hai nước và sẽ thông báo thêm thông tin chi tiết.

Cơ chế đối thoại mới với Malaysia về Biển Đông là động thái mới nhất của Bắc Kinh nhằm tìm cách giải quyết tranh chấp ở Biển Đông trên cơ sở “một đối một”.

Thỏa thuận trên diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc đang có hàng loạt hành động gây hấn ở Biển Đông. Tháng Bảy, Trung Quốc đã cử tàu khảo sát Địa chất Hải Dương 8, được hỗ trợ bởi các tàu bảo vệ bờ biển, đến Bãi Tư Chính của Việt Nam để ngăn chặn Việt Nam thực hiện các hoạt động dầu khí trong vùng biển của Việt Nam.

Bắc Kinh đã sử dụng chiến thuật tương tự ngoài khơi Malaysia vào đầu tháng Tám.

Trong khi đó tại Manila, những người biểu tình chống Trung Quốc đã xuống đường hồi tháng Sáu sau khi một tàu Trung Quốc tấn công và đánh chìm một tàu cá nước này.

Bên cạnh thỏa thuận với Malaysia, Bắc Kinh cũng đang có các thỏa thuận song phương tương tự với Philippines và Brunei.

Ngày 12/9, Phó Tổng thống Philippines Leni Robredo đã lên tiếng chỉ trích Tổng thống Rodrigo Duterte khi ông phát biểu rằng sẽ cân nhắc phớt lờ phán quyết của tòa quốc tế về Biển Đông để tham gia vào thỏa thuận khai thác năng lượng chung với Trung Quốc ở Biển Đông.

Bà Robredo mô tả phát biểu của ông Duterte là “cực kỳ vô trách nhiệm”.

Trong khi đó, Việt Nam vẫn đang kiên quyết phản đối việc tàu Trung Quốc xâm phạm chủ quyền. Tại cuộc họp báo thường kỳ chiều 12/9, Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nhấn mạnh Việt Nam kiên quyết phản đối việc nhóm tàu khảo sát Địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc tiếp tục các hoạt động vi phạm nghiêm trọng quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam trên vùng biển của mình được xác định dựa trên UNCLOS 1982.

Đối với những phát ngôn gần đây của Trung Quốc liên quan đến những hoạt động kinh tế của Việt Nam trên vùng biển của mình, Việt Nam khẳng định quan điểm nhất quán là mọi hoạt động kinh tế biển của Việt Nam, trong đó có hoạt động dầu khí, đều được triển khai trên vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa hoàn toàn thuộc Việt Nam, được xác định từ lãnh thổ đất liền ra đúng quy định theo đúng quy định của UNCLOS 1982 mà cả Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.

 

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút ngay nhóm tàu Địa chất Hải Dương 8

Bộ Ngoại giao Việt Nam yêu cầu Trung Quốc rút nhóm tàu Địa chất Hải Dương 8 ra khỏi vùng biển của Việt Nam đồng thời phản đối những phát ngôn của Trung Quốc liên quan đến hoạt động kinh tế của Việt Nam trên vùng biển của mình.

 

Siêu dự án Thành phố thông minh 4 tỷ USD tại Đông Anh sắp có biến động?

Sau gần 1 năm lùi chậm lịch khởi công, dự án Thành phố thông minh 4 tỷ USD tại Đông Anh (Hà Nội) hứa hẹn sẽ được thực hiện trong thời gian tới.

 

Duterte gạt phán quyết chủ quyền, nhận 'ăn chia phần trăm' trên Biển Đông với Trung Quốc

"Họ muốn thăm dò. Họ nói nếu phát hiện khí, chúng ta sẽ nhận 60% lợi nhuận còn họ chỉ nhận 40%. Ông Tập Cận Bình đã hứa như vậy", Tổng thống Duterte nói về đề nghị của nhà lãnh đạo Trung Quốc trong chuyến thăm nước này của ông hồi cuối tháng Tám.