Tập đoàn Masan: Lợi nhuận sụt giảm, hàng tồn kho tăng

Thứ ba, 20/08/2019, 16:59 PM

Lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm 2019 của Tập đoàn Masan sụt giảm mạnh 34% so với cùng kỳ, đạt 2.416 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế giảm 35%, đạt 2.191 tỷ đồng.

tap-doan-masan-loi-nhuan-sut-giam-hang-ton-kho-tang
Doanh thu mảng thực phẩm và đồ uống tiếp tục đem về lợi nhuận cao cho Masan. Ảnh minh họa

Công ty CP Tập đoàn Masan (mã CK: MSN) của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất (đã qua soát xét) 6 tháng đầu năm 2019. 

Theo đó, mức lợi nhuận gộp giảm 7,8% so với cùng kỳ, đạt 5.130 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh chỉ đạt 2.438 tỷ đồng, giảm mạnh 34% so với cùng kỳ.

Trong 6 tháng đầu năm, chi phí tài chính của MSN cũng đã giảm khá mạnh (31%) còn 1.086 tỷ đồng, trong đó chi phí lãi vay là 905 tỷ đồng. Chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm 5,5% còn 2.744 tỷ đồng.

Trong báo cáo công ty mẹ, chi phí tài chính giảm 69% do công ty trả trước 6.000 tỉ đồng trái phiếu cuối năm 2018 để tiết kiệm chi phí lãi vay. Từ đó, chi phí tài chính của báo cáo hợp nhất ghi nhận giảm 31%. Doanh nghiệp giảm tổng cộng 12.500 tỉ đồng nợ vay và nợ trái phiếu trước hạn.

Các công ty liên kết đem về 980 tỷ đồng lợi nhuận cho tập đoàn, trong khi kết quả từ “các hoạt động khác” mang lại lợi nhuận âm 22 tỷ đồng.

tap-doan-masan-loi-nhuan-sut-giam-hang-ton-kho-tang
Kết quả kinh doanh hợp nhất 6 tháng đầu năm của MSN.

Hàng tồn kho tăng từ 4.300 tỷ đồng hồi đầu kỳ lên 6.000 tỷ đồng tính đến 30/6. Khoản nợ phải trả ngắn hạn cũng tăng từ 15,7 nghìn tỷ đồng lên 18,36 nghìn tỷ, trong khi nợ phải trả dài hạn giảm 1.000 tỷ đồng so với đầu kỳ, còn 13.632 tỷ đồng.

Lợi nhuận trước thuế 6 tháng đầu năm 2019 của Tập đoàn Masan sụt giảm mạnh 34% so với cùng kỳ, đạt 2.416 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế giảm 35%, đạt 2.191 tỷ đồng.

Mức lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu cũng giảm từ 2.893 đồng/cp xuống còn 1.617 đồng/cp.

Đóng góp lợi nhuận của từng mảng cụ thể như sau: Mảng thực phẩm và đồ uống đem lại lợi nhuận 1.205 tỷ đồng; chuỗi giá trị thịt 214 tỷ đồng; khai thác mỏ và chế biến 105 tỷ đồng (giảm 4 lần so với cùng kỳ); lợi nhuận khác 972 tỷ đồng.

Tính đến 30/6, tập đoàn có vốn chủ sở hữu 36.028 tỷ đồng, trong đó vốn cổ phần là 11.689.464.000.000 đồng.   

Tập đoàn Masan hiện có 3 công ty con do tập đoàn sở hữu trực tiếp gồm: Công ty TNHH Masan Consumer Holdings (MCH) do MSN sở hữu 85,7% vốn; Công ty TNHH Tầm nhìn Masan (MH) do MSN sở hữu 99,9% vốn; CTCP Masan MEATlife (MML - trước đây là Masan Nutri-Science) do MSN sở hữu 81,2%.

Ngoài ra, MSN có tới 48 công ty con sở hữu gián tiếp với tỷ lệ sở hữu từ 57,1% đến 99%. Ngoài ra còn có 6 công ty liên kết do MSN sở hữu trực tiếp và gián tiếp. Tại Techcombank, Masan đầu tư 15.300 tỉ đồng, tương ứng 20% vốn ngân hàng này.

Năm 2019, Masan đặt mục tiêu mỗi người tiêu dùng Việt sẽ chi 19-21 USD/năm cho các sản phẩm của mình và doanh nghiệp đạt doanh thu 1,9-2,1 tỷ USD. Theo kịch bản khiêm tốn nhất, công ty của tỷ phú Nguyễn Đăng Quang mới hoàn thành chưa đến 40% mục tiêu doanh thu.

Ở diễn biến khác, Tạp chí Forbes vừa cập nhật danh sách tỷ phú thế giới ở thời điểm hiện tại. Đáng lưu ý, Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang tụt hạng, xếp thứ 1.717 thế giới với tài sản 1,3 tỷ USD.

 

Sự cố tương ớt Chinsu có ảnh hưởng đến kinh doanh 2019 của Masan?

Ông Nguyễn Đăng Quang, chủ tịch HĐQT Masan Group, nói nâng cao chất lượng cuộc sống trong mọi không gian sống của người tiêu dùng là động lực chính để Masan đặt mục tiêu doanh thu 5 tỉ USD đến năm 2020

 

Masan tạo hình Lăng Bác bằng chai tương ớt: Có vi phạm Luật Quảng cáo?

Luật Quảng cáo quy định cấm quảng cáo gây ảnh hưởng xấu đến sự tôn nghiêm đối với Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca, Đảng kỳ, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá, lãnh tụ, lãnh đạo Đảng, Nhà nước.

 

Tương ớt Chin-su Masan xếp hình Lăng Bác quảng cáo trong siêu thị bị phản ứng mạnh

Sau lùm xùm bị thu hồi tại Nhật bản, sản phẩm tương ớt Chin-su được dùng để "tạo hình" thành Lăng Bác trưng bày tại siêu thị Lotte Liễu Giai (Hà Nội)