Mẹ đã biết trẻ sơ sinh tăng cân như thế nào là hợp lý, khỏe mạnh đúng chuẩn?

Chủ nhật, 05/04/2020, 16:59 PM

Sự phát triển cân nặng sau khi chào đời là yếu tố quan trọng cho sự phát triển của bé. Có những trẻ sơ sinh tăng cân nhanh, cũng có những trẻ lại tăng rất ít. Vậy trẻ sơ sinh tăng cân bao nhiêu là hợp lý - đây là một chủ đề mà các mẹ bỉm sữa đều quan tâm.

1. Những yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ sơ sinh

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ và cần được xem xét kỹ lưỡng như yếu tố di truyền, yếu tố dinh dưỡng… dưới đây là một vài yếu tố tác động trực tiếp đến việc cân nặng của bé trong năm đầu đời:

- Thời gian mang thai ảnh hưởng đến cân nặng của bé: Giai đoạn mang thai là giai đoạn quan trọng, có liên quan chặt chẽ đến sự phát triển cân nặng của trẻ sơ sinh. Những bé sinh đủ ngày hoặc lâu hơn thời gian dự sinh sẽ có cân nặng lớn hơn các bé sinh thiếu tháng. Chính vì vậy, những trẻ sinh non cần có một chế độ dinh dưỡng đặc biệt để đảm bảo bé phát triển bình thường về cả cân nặng và thể chất.

pregnant-woman_1150-10364

Thời gian mang thai là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng của trẻ

- Giới tính của bé: Về cân nặng và chiều dài cơ thể, các chỉ số của bé trai thường "nhỉnh" hơn bé gái khoảng 0,1 kg và 1,2 cm. Trung bình, các bé trai nặng khoảng 3,3 kg lúc chào đời, trong khi bé gái chỉ nặng tầm 3,2 kg. Chính vì thế, tốc độ tăng cân của bé gái so với bé trai sau đó cũng khác nhau.

- Thói quen bú sữa mẹ: Nghe có vẻ như hơi vô lý nhưng sự thật là thói quen bú sữa mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tăng cân ở trẻ sơ sinh. Các mẹ nên cho trẻ bú theo nhu cầu, tức là trẻ có nhu cầu bú lúc nào thì mẹ để cho trẻ bú lúc đó, không nên áp đặt cho trẻ bú vào một thời gian cố định.

cho-be-bu-bao-lau-thi-cai-sua

Khi bé được bú mẹ đúng nhu cầu thì việc tăng cân của trẻ sẽ được diễn ra đều đặn

Thực tế cho thấy, nhũng trẻ được cho bú theo nhu cầu bao giờ cũng tăng cân nhanh hơn so với các trẻ bú theo giờ giấc định sẵn.

- Chế độ dinh dưỡng:

6 tháng đầu đời : Đây là khoảng thời gian mà nguồn thức ăn chủ yếu của trẻ sơ sinh chính là sữa mẹ. Thường thì nguồn dinh dưỡng có trong sữa mẹ ở mỗi bà mẹ là khác nhau. Chất lượng sữa mẹ phụ thuộc vào chế độ ăn hằng ngày của mẹ, nếu mẹ ăn uống không đủ chất thì nguồn sữa sẽ không đảm bảo dinh dưỡng. Và chắc chắn rằng, đây sẽ là một trong những nguyên nhân sẽ làm cho trẻ chậm tăng cân, thậm chí là có thể suy dinh dưỡng.

Giai đoạn từ 6 tháng trở đi : Lúc này mẹ cần bổ sung thêm cho trẻ những thực phẩm khác ngoài Sữa mẹ bằng cách cho ăn dặm thêm. Chế độ ăn dặm của trẻ cần được xây dựng hợp lý, đảm bảo cung cấp đủ các nhóm chất dinh dưỡng cần thiết để giúp trẻ toàn diện hơn. Ngoài ra, mẹ nên cho bé ăn dặm đúng cách , đúng theo quy trình và tăng dần độ thô của thực phẩm, cũng như mức độ đa dạng của thực phẩm, để bé có thể tiêu hóa và hấp thụ tốt các dưỡng chất phong phú có trong thức ăn

.- Yếu tố môi trường: Nếu được sống trong một môi trường trong sạch, lành mạnh bé sẽ có khả năng phát triển thể chất và tinh thần tối ưu. Ngược lại nếu bé sống trong môi trường ô nhiễm, không tốt điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và cân nặng của bé.

2. Trẻ sơ sinh tăng cân bao nhiêu là hợp lý?

Như đề cập ở trên, tính hợp lý trong việc tăng cân ở trẻ sơ sinh không thể áp đặt chung cho mọi trẻ mà khác biệt ở mỗi trẻ, bởi việc tăng cân ở trẻ sơ sinh phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau, không phải trẻ nào cũng có mức độ tăng cân giống nhau.

cach-cham-soc-tre-so-sinh-1-1024x683

Việc tăng cân ở trẻ sơ sinh phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau, không phải trẻ nào cũng có mức độ tăng cân giống nhau

Tuy nhiên, theo các chuyên gia dinh dưỡng, hầu hết tốc độ tăng cân của các bé sẽ diễn ra theo quy luật. Do đó, các mẹ có thể dựa vào quy luật này để theo dõi con của mình tăng cân có đều hay không để kịp thời thay đổi chế độ dinh dưỡng, cách chăm sóc bé sao cho phù hợp nhất.

Thông thường, hầu hết trẻ sơ sinh đều bị sụt cân trong tháng đầu tiên sau sinh. Đây gọi là hiện tượng sụt cân sinh lý. Nguyên nhân là do giai đoạn này trẻ chỉ có thể nhận được một ít sữa non từ mẹ. Qua giai đoạn này, tuyến sữa của mẹ sẽ phát triển hơn và sản xuất sữa nhiều hơn, bé quen dần với việc bú mẹ, như thế sẽ giúp bé có đủ dinh dưỡng để tăng cân nhanh chóng sau đó.

Trong 3 tháng tiếp theo, trẻ sẽ tăng cân rất nhanh từ 1 - 1.5 kg/tháng. Bước qua tháng thứ 6, tốc độ tăng cân có thể giảm dần còn 600-800g/ tháng. Càng về sau, trẻ sơ sinh tăng cân chậm và chỉ tăng từ 300 - 400g/tháng, thậm chí là không tăng cân. Nguyên nhân có thể là bé bắt đầu ngủ nhiều hơn và ít bú hơn sau sinh hoặc bé có thể chưa quen khi mới tập ăn dặm lúc con sang giai đoạn ăn dặm, hoặc con biếng ăn do mọc răng,...

Như vậy, có thể nói rằng, việc trẻ sơ sinh tăng cân bao nhiêu là hợp lý cần dựa vào nhiều yếu tố, trong đó, đáng chú ý nhất chính là giai đoạn và tình trạng cụ thể của bé. Nhờ đó, mẹ có thể xác định được chính xác hơn, mức độ tăng cân phù hợp của con.