Mô phỏng chiến tranh hạt nhân Nga – Mỹ: 90 triệu người thương vong chỉ trong vài giờ

Thứ năm, 19/09/2019, 13:54 PM

Theo tờ Independent, một mô phỏng mới được tạo ra bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Princeton cho thấy, hơn 90 triệu người sẽ bị giết hoặc bị thương chỉ trong vòng vài giờ kể từ khi một cuộc chiến tranh hạt nhân Nga – Mỹ nổ ra.

Mô phỏng chiến tranh hạt nhân Nga – Mỹ
Hình ảnh mô phỏng chiến tranh hạt nhân Nga – Mỹ.

Mô phỏng chiến tranh hạt nhân Nga – Mỹ là kết quả của một nghiên cứu tại chương trình Khoa học và An ninh toàn cầu của Princeton (SGS). Nó cho thấy 34 triệu người sẽ thiệt mạng và 57 triệu người bị thương trong những giờ đầu tiên của một cuộc xung đột hạt nhân, chưa kể những người bị bệnh và các vấn đề dài hạn khác do vũ khí hạt nhân gây ra.

Đoạn mô phỏng chiến tranh hạt nhân Nga – Mỹ:

Trong hình ảnh động do nhóm nghiên cứu dựng lên, những vệt điện tử của tên lửa đạn đạo vòng cung tiến tới các mục tiêu và nở ra đốm trắng (xóa sổ mục tiêu).

Nghiên cứu trên được đưa ra trong bối cảnh được cho là đang có cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân giữa Nga và Mỹ cùng các đồng minh NATO.

Giả định của cuộc tấn công được đưa ra là: “Hy vọng ngăn chặn một bước tiến của Mỹ - NATO, Nga bắn cảnh báo hạt nhân từ một căn cứ gần thành phố Kaliningrad. NATO trả đũa bằng một cuộc không kích hạt nhân chiến thuật.

Khi ngưỡng hạt nhân bị vượt qua, đối đầu leo thang thành một cuộc chiến tranh hạt nhân chiến thuật ở châu Âu. Nga dùng máy bay và tên lửa tầm ngắn mang 300 đầu đạn hạt nhân đánh vào các căn cứ của NATO. NATO đáp trả với khoảng 180 đầu đạn hạt nhân bằng máy bay".

Sau đó, hàng trăm cuộc tấn công tiếp theo được thực hiện ở cả hai phía bằng hạt nhân. Trong video, những vệt đỏ của Nga phóng lên khỏi mặt đất trước khi cơn mưa màu xanh lam của nước Mỹ tiến đến Nga. Sau đó, Nga tấn công vào nhiều bờ biển Mỹ.

Sau đó, Washington và Moscow sẽ nhắm mục tiêu vào các nơi đông dân số, với tối đa 10 tên lửa vào mỗi thành phố.

SGS tuyên bố video này là dựa trên tình hình lực lượng, mục tiêu thực tế và ước tính tử vong thực sự.

Tuy nhiên, Sam Dudin, một nhà nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Quốc phòng và An ninh Hoàng gia Anh nói với tờ The Independent rằng kịch bản hủy diệt của SGS sẽ khó xảy ra vì chính sách của Mỹ kể từ năm 1950 là tránh chiến tranh trực tiếp với Nga. “Moscow cũng không muốn có chiến tranh với NATO”, ông nói.

Ông Dudin cho biết thêm rằng kịch bản dường như chưa tính đến các hệ thống phòng không của cả hai bên. Những hệ thống này sẽ có tác động lớn đến các cuộc tấn công hạt nhân được phóng từ máy bay.

Mô phỏng của SGS được đưa ra khi các nhà vật lý của Princeton khởi động một dự án để thuyết phục các nhà khoa học về sự cần thiết phải giảm bớt mối đe dọa từ vũ khí hạt nhân. Tháng trước, Washington và Moscow cùng tuyên bố hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) đã kết thúc, dấy lên lo ngại về cuộc chạy đua vũ khí hạt nhân giữa hai cường quốc.

 

Vấn đề Tân Cương bị coi là đe dọa an ninh trong lễ kỷ niệm quốc khánh Trung Quốc

Bộ trưởng Bộ Công An Trung Quốc nhấn mạnh sự cần thiết phải có các biện pháp cứng rắn ‘để ngăn chặn các sự cố bạo lực và liên quan đến khủng bố”, đặc biệt đề cập đến Tân Cương trong ngày quốc khánh Trung Quốc, tờ South China Morning Post ngày 19/9 đưa tin.

 

TT Trump nói có nhiều cách trừng phạt mà không cần chiến tranh với Iran

Tổng thống Mỹ Donald Trump cho biết hôm 18/9 rằng Iran có thể bị trừng phạt theo nhiều cách mà không cần dùng chiến tranh nếu Iran tấn công trung tâm dầu khí của Arab Saudi, Reuters đưa tin.

 

Ông Trump đã chỉ định người thay John Bolton

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm qua (18/9) đã chỉ định ông Robert Obrien làm Cố vấn an ninh quốc gia mới.