Mỗi người dân gánh 37 triệu đồng nợ công: Chuyên gia kinh tế nói gì?

Thứ hai, 19/10/2020, 14:40 PM

Theo phân tích của một số chuyên gia kinh tế, việc mỗi người dân phải gánh 37 triệu đồng nợ công là rất cao, điều này sẽ kéo theo giá cả hàng hóa, thuế, phí tăng trong thời gian tới.

Mỗi người dân gánh 37 triệu đồng nợ công.

Mỗi người dân gánh 37 triệu đồng nợ công.

Mỗi người dân gánh 37 triệu đồng nợ công

Tại báo cáo về nợ công 2020, dự kiến 2021 vừa được Chính phủ gửi đến Quốc hội cho thấy: Nợ công năm 2020 dự kiến sẽ vượt 3,63 triệu tỷ đồng và nghĩa vụ trả nợ cả gốc lẫn lãi khoảng trên 360.000 tỷ đồng.

Điều đó đồng nghĩa: Với dân số khoảng 97,5 triệu người của năm 2020 thì trung bình mỗi người dân Việt Nam phải gánh khoảng 37 triệu đồng nợ công.

Cũng theo báo cáo: Năm 2020, tỷ lệ nghĩa vụ trả nợ nước ngoài/xuất khẩu là 34,6%, vượt gần 10% so với mức trần 25% mà Quốc hội cho phép.

Theo dự kiến về dự toán ngân sách và phân bổ dự toán ngân sách năm 2021 đang trình Quốc hội tại kỳ họp này, Chính phủ phải vay khoảng 579.772 tỷ đồng để cân đối ngân sách T.Ư.

Bao gồm: vay bù đắp bội chi ngân sách T.Ư khoảng 318.870 tỷ đồng; vay để trả nợ gốc của ngân sách T.Ư khoảng 260.902 tỉ đồng.

Như vậy, tới năm 2021, nợ công sẽ vượt mốc 4 triệu tỷ đồng, với nghĩa vụ trả nợ ngày càng lớn. Năm 2021, nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ khoảng 368.276 tỷ đồng, chủ yếu là trả nợ trong nước với khoảng 323.093 tỷ đồng, bằng khoảng 27,4% thu ngân sách.

Chỉ số này vượt ngưỡng Quốc hội cho phép với giai đoạn 2016 - 2020 là 25%, chủ yếu do các khoản trái phiếu chính phủ trong nước phát hành trong giai đoạn trước đây đáo hạn ở mức cao vào năm 2021 - khoảng 187.001 tỷ đồng, chiếm 13,9% thu ngân sách.

Dù dự báo đến cuối năm 2021 nợ công khoảng 46,1% GDP đánh giá lại (khoảng 58,6% GDP chưa đánh giá lại), chưa vượt trần, nhưng nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với thu ngân sách có thể lên mức 27,4% là mức mà Chính phủ cho rằng “cần có biện pháp để kiểm soát chỉ tiêu này”.

Chuyên gia dự đoán giá hàng hóa sẽ tăng cao vì nợ công

Việc mỗi người dân gánh 37 triệu đồng nợ công khiến nhiều người lo lắng giá cả hàng hóa, thuế phí... thời gian tới sẽ tăng cao.

Trao đổi về vấn đề này với PV, TS Nguyễn Trí Hiếu - Chuyên gia kinh tế tài chính cho rằng, nỗi lo của người dân là sát đáng bởi nợ công nói là của Chính phủ nhưng suy cho cùng cũng là tiền thuế của người dân.

TS Nguyễn Trí Hiếu.

TS Nguyễn Trí Hiếu.

Theo ông Hiếu, số tiền 37 triệu đồng nợ công mà mỗi người dân phải gánh hiện nay là tương đối cao. Mặc dù số nợ công 46,1% GDP đánh giá lại (khoảng 58,6% GDP chưa đánh giá lại), chưa vượt trần (trần Quốc hội cho phép là trên 64%) nhưng Chính phủ cần có lộ trình để giảm nợ công.

"Bình quân thu nhập của người Việt mỗi năm là 3.000 USD, tuy nhiên nợ công đã là 37 triệu đồng, tương đương 1.500 USD - tức vượt 1 nửa là quá cao, có thể phải nhiều đời nữa mới có thể trả được", ông Hiếu phân tích.

TS Nguyễn Trí Hiếu cũng dự đoán, trong bối cảnh dịch bệnh, thiên tai hoành hành hiện nay thì số nợ công này sẽ còn tăng cao hơn nữa.

Đề ra giải pháp, TS Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, Chính phủ cần nâng trần nợ công theo con số tuyệt đối để biết được mức nợ đáng báo động. "Không nên dựa vào trần GDP... Chính phủ cần có lộ trình để giảm dần để Quốc hội giám sát", ông Hiếu nói.

"Nếu nợ công cao thì đương nhiên Chính phủ phải tăng thuế để tăng nguồn thu trả nợ. Lúc này giá cả xăng dầu sẽ tăng cao, giá cả hàng hóa cũng từ đó mà tăng vì sự tác động gián tiếp và như thế nó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân... ", TS Nguyễn Trí Hiếu phân tích thêm.

Bài liên quan