Mỹ đánh thuế 456% lên thép Việt

Thứ tư, 18/12/2019, 11:31 AM

Các sản phẩm thép sản xuất tại Đài Loan và Hàn Quốc, sau đó được chuyển đến Việt Nam để gia công đơn giản trước khi xuất khẩu sang Mỹ sẽ bị áp thuế 456%.

my-danh-thue-456-len-thep-viet
Mỹ đánh thuế 456% lên thép Việt. Ảnh minh họa

Theo hãng tin Reuters, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) hôm 16/12 áp thuế 456% lên các sản phẩm thép sản xuất tại Đài Loan và Hàn Quốc, sau đó được chuyển đến Việt Nam để gia công đơn giản trước khi xuất khẩu sang Mỹ.

DOC cho biết trong kết luận sơ bộ của cuộc điều tra hồi tháng 7 rằng quá trình sản xuất 2 loại thép này sau khi nhập khẩu vào Việt Nam là chuyển đổi không đáng kể, nhằm giúp tránh thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp mà Mỹ đang áp dụng đối với sản phẩm của Đài Loan và Hàn Quốc.

Do đó, DOC sẽ áp dụng biện pháp chống lẩn tránh thuế tạm thời với hai sản phẩm thép nói trên nhập khẩu từ Việt Nam bằng việc thu tiền ký quỹ khi nhập khẩu. Tuy nhiên, thuế này sẽ không áp lên các sản phẩm thép cuộn cán nguội và thép chống ăn mòn được sản xuất từ nguyên liệu của Việt Nam hoặc các nước, vùng lãnh thổ khác.

Quyết định đánh thuế được đưa ra dựa trên sự ghi nhận mức tăng trưởng cao của các lô hàng thép từ Việt Nam sang Mỹ sau khi sản phẩm thép của các nhà cung cấp Đài Loan và Hàn Quốc bị Washington áp thuế cao.

Đối với lô hàng thép không gỉ, số liệu của DOC cho thấy kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ tăng 4.353% từ 23 triệu USD, trong giai đoạn từ tháng 4-2012 đến tháng 12-2015 (thời điểm Mỹ áp thuế sơ bộ với sản phẩm của Hàn Quốc và Đài Loan) lên 1,1 tỉ USD trong giai đoạn từ tháng 1-2016 đến tháng 9/2019.

Còn mặt hàng thép cuộn cán nguội xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ tăng từ 49 triệu USD, giai đoạn tháng 1/2013 tới tháng 2/2016 (thời điểm Mỹ áp thuế sơ bộ với sản phẩm của Hàn Quốc và Đài Loan) lên 498 triệu USD từ tháng 3-2016 đến tháng 4-2019, tương đương mức tăng 922%.

Cần nói rõ mức thuế tối đa 456% áp dụng khi và chỉ khi doanh nghiệp (DN) xuất khẩu thép Việt Nam không chứng minh được nguồn gốc nguyên liệu sử dụng không liên quan đến Đài Loan, Hàn Quốc và cả Trung Quốc.

Từ tháng 3/2018, khi Mỹ áp dụng biện pháp hạn chế nhập khẩu thép và nhôm theo Mục 232 Đạo luật Thương mại mở rộng năm 1962 (Trade Expansion Act) dưới hình thức tăng thuế nhập khẩu

Trước đó, Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công thương) cho biết DOC chính thức khẳng định có việc lẩn tránh thuế đối với sản phẩm tôn mạ và thép cán nguội xuất khẩu từ Việt Nam do có sử dụng nguyên liệu thép cán nóng nhập khẩu từ Đài Loan và Hàn Quốc.

Với kết luận cáo buộc này, Hải quan Hoa Kỳ sẽ bắt đầu thu tiền đặt cọc đối với hai sản phẩm nói trên của Việt Nam, đồng thời áp dụng mức tiền cọc tương đương với mức thuế chống bán phá giá và chống trợ cấp mà Hoa Kỳ đang áp dụng với Trung Quốc, Hàn Quốc hoặc Đài Loan - vốn đã bị Mỹ áp thuế từ năm 2016.

Điều đáng nói, Bộ Thương mại Mỹ cho phép các doanh nghiệp Việt Nam không mất tiền đặt cọc nếu chứng minh tôn mạ và thép cán nguội không sử dụng từ thép cán nóng của Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan.

Trong trường hợp doanh nghiệp Việt Nam không chứng minh được hàng xuất khẩu sang Mỹ sử dụng nguyên liệu thép cán nóng từ quốc gia nào thì phải chịu mức thuế mà Mỹ đã áp dụng đối với Trung Quốc nhằm tránh trường hợp trốn thuế.

Cụ thể, đối với sản phẩm tôn mạ, mức thuế chống bán phá mà Mỹ dành cho Trung Quốc là 199,43%, thuế chống trợ cấp là 39,05%.

Với sản phẩm thép cán nguội, mức thuế chống bán phá mà Trung Quốc đang chịu khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ là 199,76%, trong khi thuế chống trợ cấp lên đến 256,44%.

 

Năm 2020 người dân có cơ hội sở hữu ô tô giá rẻ

Năm 2020, nhiều chính sách mới tác động làm thay đổi cung cầu thị trường, thậm chí thay đổi cả chiến lược phát triển của thị trường xe hơi Việt trong tương lai.

 

Bị khách hàng kiện, 'tố' chây ì thanh toán, Bảo hiểm BIC nói gì?

Trước thông tin một doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực xử lý rác thải và môi trường tại miền Trung khởi kiện Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC) ra tòa án yêu cầu thanh toán bảo hiểm, lãnh đạo đơn vị này đã lên tiếng.

Link gốc: https://baosuckhoecongdong.vn/my-danh-thue-456-len-thep-viet-146236.html