Mỹ kết luận Việt Nam không thao túng tiền tệ

Thứ năm, 06/06/2019, 13:52 PM

Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng báo cáo của Mỹ kết luận Việt Nam cùng 8 nước trong danh sách cần theo dõi không thao túng tiền tệ.

my-ket-luan-viet-nam-khong-thao-tung-tien-te
Mỹ kết luận Việt Nam không thao túng tiền tệ. Ảnh minh họa

Sáng 6/6, tại phiên chất vấn kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa 14, trả lời thay Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh về câu hỏi liên đến việc Bộ Tài chính Mỹ đưa Việt Nam vào danh sách 9 nước cần theo dõi, giám sát của  đại biểu Hoàng Quang Hàm. Thống đốc Hưng cho biết, ngày 29/5 Bộ Tài chính Mỹ công bố báo cáo về các chính sách kinh tế vĩ mô, thương mại và tỷ giá với các nước là đối tác thương mại lớn của Mỹ.

Tại báo cáo này, phía Mỹ đưa ra danh sách 9 nước cần theo dõi, giám sát, trong đó có Việt Nam.

Bộ tài chính Mỹ đưa ra 3 tiêu chí để đưa các nước vào báo cáo này, gồm thặng dư thương mại với Mỹ trên 20 tỷ USD; thặng dư cán cân vãng lai trên 2% GDP và can thiệp ngoại hối một chiều (mua ròng ngoại tệ trong 6 tháng liên tục) 2% GDP.

Theo ông Hưng, Việt Nam thỏa mãn 2 tiêu chí của Mỹ gồm thặng dư thương mại thương mại hơn 20% tỷ và cán cân vãng lai trên 2% GDP, còn can thiệp ngoại hối một chiều thấp hơn ngưỡng Mỹ đưa ra.

Lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước khẳng định báo cáo của phía Mỹ kết luận, không có quốc gia nào trong danh sách 9 nước này thao túng tiền tệ.

Việt Nam đã cung cấp thông tin và khẳng định quan điểm điều hành của Chính phủ là ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát. "Chúng ta không dùng chính sách kinh tế vĩ mô, trong đó có chính sách tiền tệ, tỷ giá để tạo lợi thế thương mại không công bằng", ông Hưng nhấn mạnh.

my-ket-luan-viet-nam-khong-thao-tung-tien-te
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng báo cáo của Mỹ kết luận Việt Nam cùng 8 nước trong danh sách cần theo dõi không thao túng tiền tệ.

Trước đó bình luận về việc Việt Nam lần đầu tiên có mặt trong danh sách theo dõi về khả năng thao túng tiền tệ, theo TS. Cấn Văn Lực và nhóm cộng sự phân tích, vấn đề cốt lõi mà Mỹ hướng đến là thương mại quốc tế thay vì chính sách tiền tệ thuần túy.

Mặc dù báo cáo này có xem xét khả năng một quốc gia có "thao túng tiền tệ" hay không, nhưng mục tiêu cốt lõi là để giải quyết vấn đề quan hệ thương mại song phương, bởi chính quyền Mỹ nhìn nhận "thao túng tiền tệ" là cũng là một chính sách hỗ trợ thương mại không công bằng của quốc gia đó. Theo đó, báo cáo này có thể được sử dụng như một công cụ để Mỹ đạt được kết quả thương mại song phương tích cực hơn.

Thứ hai, Mỹ tiếp tục cho thấy thái độ cứng rắn trong vấn đề thương mại trong giai đoạn hiện nay. Bên cạnh một loạt chính sách đang áp dụng như chiến tranh thương mại với Trung Quốc, đàm phán lại hiệp định NAFTA, đe dọa áp thuế lên ô tô nhập khẩu từ châu Âu hay Nhật Bản, đe dọa áp thuế 5% lên hàng hóa nhập khẩu từ Mexico từ 10/6/2019, ý định chấm dứt việc ưu tiên thương mại với Ấn Độ…; báo cáo này thêm một lần nữa cho thấy thái độ cứng rắn của Mỹ trong vấn đề thương mại trong giai đoạn hiện nay; khi các tiêu chí đặt ra đều theo hướng chặt chẽ hơn để mở rộng nhóm đối tượng theo dõi cũng như tăng xác suất các quốc gia sẽ bị đưa vào nhóm "bị theo dõi" về khả năng thao túng tiền tệ.

Theo Citi Research, nhiều khả năng, Mỹ sẽ sử dụng kết quả báo cáo này để tạo ảnh hưởng cũng như đạt được một số thỏa thuận thương mại với các quốc gia nhỏ tại khu vực châu Á như Malaysia hay Việt Nam.

Thứ ba, Việt Nam là một trong số các quốc gia dễ bị tổn thương nhất từ báo cáo lần này của Bộ Tài chính Mỹ. Trong số 9 quốc gia thuộc diện theo dõi, Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế nhỏ nhất và lần đầu tiên bị đưa vào danh sách, nên chắc hẳn sẽ xuất hiện sự bối rối, lo lắng. Mặt khác, Việt Nam cũng là quốc gia có khả năng khá cao về việc bị chuyển nhóm sang trạng thái thao túng tiền tệ, nếu không có biện pháp phù hợp, quyết liệt.

Ngoài việc đã chạm hai ngưỡng (C1 và C2 nêu trên), thì điều kiện thứ 3 là có can thiệp một chiều vào thị trường ngoại hối, thông qua con số và thời gian mua ròng ngoại tệ liên tục của NHNN cũng đã có phần tiệm cận ngưỡng (tổng lượng mua ròng ngoại tệ năm 2018 vào khoảng 1,7% GDP so với ngưỡng 2,0% GDP, trong khi nhu cầu mua ngoại tệ tăng dự trữ ngoại hối của Việt Nam khá lớn. Các bộ phận nghiên cứu của ngân hàng Citibank hay ING đều nhấn mạnh rủi ro này đối với Việt Nam cho những lần rà soát tiếp theo.

 

Chống lệnh Ngân hàng Nhà nước nhiều ngân hàng để máy ATM hết tiền, gặp sự cố

Ghi nhận trong buổi chiều làm việc cuối cùng trước kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019, nhiều ngân hàng để máy ATM hết tiền khiến người dân xếp hàng dài chờ đợi.

 

Ngân hàng Nhà nước không phát hành tiền lẻ mới: Chợ đen càng đắt hàng

Nhu cầu sử dụng tiền lẻ mới để lì xì dịp Tết Nguyên đán và lễ chùa đầu năm là có thật, vậy tai sao ngân hàng không có dịch vụ đổi tiền lẻ mới và thu phí?

 

Ngân hàng Nhà nước: Không để ATM hết tiền Tết Kỷ Hợi 2019

Ngân hàng Nhà nước yêu cầu dịp cuối năm và Tết Kỷ Hợi 2019 yêu cầu các đơn vị liên quan khẩn trương triển khai một số nội dung công việc nhằm tăng cường chất lượng dịch vụ và đảm bảo an ninh, an toàn hoạt động ATM.