Mỹ yêu cầu Trung Quốc dừng quân sự hóa Biển Đông, hợp tác thuyết phục Triều Tiên bỏ hạt nhân

Thứ bảy, 10/11/2018, 06:19 AM

Mỹ bày tỏ lo ngại về các hoạt động của Trung Quốc bao gồm quân sự hóa khu vực Biển Đông và yêu cầu Trung Quốc tuân thủ các cam kết trước đây. Đồng thời, Mỹ cũng đề nghị Trung Quốc hợp tác để thuyết phục Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân.

Ngày 09/11, Mỹ đã yêu cầu Trung Quốc dừng quân sự hóa khu vực Biển Đông. Trung Quốc cũng đã phản đối việc Mỹ điều máy bay và tàu chiến tới các đảo mà nước này tuyên bố chủ quyền.

my yeu cau trung quoc dung quan su hoa bien dong  ​ hinh 1
Hình ảnh một cuộc tập trận Vành đai Thái Bình Dương. Ảnh: QQ. 

Tại cuộc đối thoại ngoại giao và an ninh Mỹ - Trung tại thủ đô Washington ngày 09/11, hai bên đã thảo luận các bất đồng về địa chính trị bao gồm tranh chấp thương mại, tự do hàng hải ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, và vấn đề Đài Loan.

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết mặc dù Mỹ và Trung Quốc đối đầu với nhiều thử thách khó khăn trong quan hệ, hợp tác vẫn là thiết yếu trong nhiều vấn đề, cụ thể là thuyết phục Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân của mình.

Ông Pompeo bày tỏ lo ngại về các hoạt động của Trung Quốc bao gồm quân sự hóa khu vực Biển Đông và yêu cầu Trung Quốc tuân thủ các cam kết trước đây của mình đối với khu vực này. Phía Mỹ cho biết các hoạt động của mình phù hợp với luật pháp quốc tế để đảm bảo quyền tiếp cận khu vực Biển Đông.

Các quan chức Trung Quốc cho biết nước này cam kết phối hợp với Mỹ trên cơ sở không đối đầu đồng thời kêu gọi Mỹ dừng điều tàu chiến và máy bay tới các đảo mà Trung Quốc tuyên bố chủ quyền.

Các quan chức Trung Quốc cảnh báo rằng chiến tranh thương mại sẽ gây hại tới cả hai bên đồng thời kêu gọi duy trì mở các kênh liên lạc để giải quyết tranh chấp thương mại giữa hai nước. Phía Trung Quốc cũng hy vọng hai bên sẽ sớm đạt được một giải pháp chấp nhận được cho tranh chấp thương mại hiện nay.

Mục đích của đối thoại ngoại giao và chính trị Mỹ-Trung được cho là nhằm kiểm soát các hoạt động ảnh hưởng tiêu cực tới mối quan hệ Mỹ-Trung đã xuống dốc trong thời gian qua, đồng thời chuẩn bị cho cuộc gặp giữa tổng thống Donald Trump và Chủ tịch Tập Cận Bình tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Argentina vào cuối tháng này.

Cuộc đối thoại này trước đây dự kiến được tổ chức ở Trung Quốc tháng trước nhưng đã bị hoãn do căng thẳng gia tăng giữa hai nước.

Trong một diễn biến khác, Sau cuộc họp tại Hội đồng An ninh Liên Hiệp Quốc (LHQ) ngày 8-11, Đại sứ Mỹ Nikki Haley cho biết Nga đang cố gắng “dỡ bỏ cấm vận ngân hàng” với Triều Tiên, một lựa chọn theo bà Haley nhận xét là không phù hợp: “Bây giờ chúng tôi biết chương trình của họ là gì, chúng tôi biết chính xác tại sao họ cố gắng làm vậy và chúng tôi sẽ không để điều đó xảy ra”.

Tại cuộc họp, phái đoàn Nga ở LHQ đề cập đến “các vấn đề nhân đạo nghiêm trọng” xuất phát từ lệnh trừng phạt của Mỹ hiện nay. Lệnh trừng phạt, theo phía Nga khẳng định, đã can thiệp vào công việc của tổ chức phi lợi nhuận và viện trợ nhân đạo tại Triều Tiên, dù những tổ chức này không chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cơ chế trừng phạt. Sau đó, Nga kêu gọi Hội đồng An ninh LHQ “xem xét các lựa chọn để khắc phục tình hình càng sớm càng tốt”. Trả lời vấn đề này, bà Haley cho rằng các biện pháp trừng phạt sẽ không được dỡ bỏ vì “người Triều Tiên chưa thực hiện cam kết của mình và mối đe dọa vẫn còn đó”.

Đầu năm nay, bà Haley cáo buộc Nga vi phạm các thỏa thuận trừng phạt và yêu cầu LHQ áp đặt trừng phạt lên nước này. Ngay sau đó, Nga, Trung Quốc và Hàn Quốc cùng lên tiếng kêu gọi Mỹ nhượng bộ để cuộc đối thoại được thuận lợi hơn.

 

Tàu Trung Quốc bị tố chặn đầu tàu USS Decatur của Mỹ ở Biển Đông

Một tàu khu trục Trung Quốc đã đuổi theo và tiến gần tới mức nguy hiểm tàu USS Decatur của Mỹ đang tuần tra về tự do hàng hải ở Biển Dông, RT ngày 2/10 dẫn thông báo của hải quân Mỹ cho hay.

 

Ảnh về vụ tàu Trung Quốc bị tố chặn đầu nguy hiểm tàu Mỹ ở Biển Đông

Những bức ảnh ghi lại khoảnh khắc một tàu chiến Trung Quốc bị tố chặn đầu nguy hiểm tàu khu trục USS Decatur của Mỹ trên Biển Đông ngày 30/9 đã được lan truyền trên mạng.