Năm 2020, 90 % thanh toán không dùng tiền mặt

Thứ tư, 17/04/2019, 07:11 AM

Đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức dưới 10%, 90% thanh toán qua thẻ, con số này tăng lên những năm tiêp theo.

nam-2020-90-thanh-toan-khong-dung-tien-mat
Đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức dưới 10%, 90% thanh toán qua thẻ, con số này tăng lên những năm tiêp theo. Ảnh minh họa

Ông Phạm Tiến Dũng, Vụ trưởng Vụ Thanh toán - Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết, trong chiến lược phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2025, định hướng đến 2030, mục tiêu về lĩnh vực thanh toán là đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, tối ưu hóa mạng lưới ATM và POS.

Theo đó, đến cuối năm 2020, tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức dưới 10%; đến cuối năm 2025, con số này ở mức dưới 8%.

Năm 2018, lĩnh vực thanh toán  đã được NHNN chỉ đạo, điều hành một cách chủ động, quyết liệt, lấy việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng làm trọng tâm, với kỳ vọng trong tương lai, tất cả giao dịch thanh toán sẽ được thực hiện chỉ trên một chiếc điện thoại di động.

Thời gian tới, NHNN cũng sẽ đẩy mạnh thanh toán thẻ qua các thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán; áp dụng các công nghệ, phương thức thanh toán hiện đại như mã phản hồi nhanh, thanh toán di động, thanh toán phi tiếp xúc; Giám sát các hệ thống thanh toán đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả; Tăng cường công tác đảm bảo an ninh, an toàn trong thanh toán điện tử; Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về thanh toán không dùng tiền mặt, giáo dục tài chính...

Đến ngày 30/6/2018, trên toàn quốc có trên 18.280 ATM và trên 289.070 POS đang hoạt động (tăng tương ứng 4,2% và 7,5% so với cuối năm 2017); POS hiện đã được lắp đặt tại hầu hết các cơ sở, chuỗi phân phối, bán lẻ, khách sạn lớn, đang mở rộng dần ra các cơ sở y tế, bệnh viện, trường học. Các phương tiện thanh toán, dịch vụ thanh toán phát triển mạnh, đa dạng, nhất là các phương tiện, dịch vụ thanh toán mới, hiện đại ứng dụng công nghệ thông tin và viễn thông.

Chính phủ kêu gọi chuyển đổi các giao dịch từ tiền mặt sang thanh toán không dùng tiền mặt. Thanh toán điện tử được khuyến khích bởi những hoạt động thanh toán này sẽ để lại dấu vết điện tử mà nhà chức trách có thể dễ dàng kiểm tra, giám sát.

Người dân đặc biệt là những người nông dân ở nông thôn, vùng sâu vùng xa cũng sẽ không phải đến ngân hàng để rút tiền, gửi tiền và có thể thanh toán ở bất cứ nơi nào, bất cứ thời gian nào (24/7). Giao dịch trở nên dễ dàng và nhanh chóng hơn, góp phần kích thích hoạt động thương mại.

Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Phạm Tiến Nam đánh giá, thực tế là đến thời điểm hiện nay việc phát triển thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam, đặc biệt là khu vực nông nghiệp, nông thôn còn nhiều hạn chế. Có tới 40% số dân Việt Nam đã có tài khoản ngân hàng, nhưng vẫn còn tới 90% chi tiêu hằng ngày sử dụng tiền mặt, 99% sử dụng tiền mặt khi thanh toán các mặt hàng dưới 100 nghìn đồng và có tới gần 85% giao dịch tại ATM là giao dịch rút tiền.

Những vùng như nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa, đại bộ phận người dân chưa có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ và tiện ích thanh toán hiện đại.

Các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa, việc rút, sử dụng và trả nợ của người vay bằng tiền mặt còn rất lớn.Thói quen tiêu dùng bằng tiền mặt đã ăn sâu, bén rễ vào tiềm thức của dân chúng.

 

Chiều nay (17/4) giá xăng tăng lần thứ 2 liên tiếp?

Tại kì điều chỉnh trước diễn ra vào ngày 2/4, giá mỗi lít xăng đã tăng gần 1.500 đồng/lít. Trong kì điều chỉnh chiều nay (17/4), dự báo, giá xăng tăng mạnh.

 

Bình luận Kỷ lục Việt Nam: Lục bình mây tre cao 5m, 2 năm trời mới xong

Lọ lục bình cao 5m, đường kính đáy lên đến 1,2m, nặng 120kg; cuốn thư cổ thời Lý độc nhất vô nhị dài 1,8m, cao 80cm,... tất cả đều là sản phẩm thủ công bằng mây tre đan giá hàng trăm triệu đồng.

 

Bóng đèn Điện Quang phải nộp 37,9 tỷ đồng

Điện Quang bị xử lý vi phạm về thuế năm 2016; 2017 và các khoản phải nộp khác với tổng số tiền 37,92 tỷ đồng.