Năng lượng số góp phần phát triển bền vững đô thị thông minh tại Việt Nam

Chủ nhật, 19/06/2022, 14:53 PM

Năng lượng số được xem là giải pháp bền vững cho việc phát triển đô thị thông minh tại Việt Nam, vốn được chú trọng cho tầm nhìn 2050.

Phát biểu tại Diễn đàn Phát triển Bền vững Đô thị Việt Nam, ông Lê Nho Thông - Phó Giám đốc Kinh doanh Công nghệ Năng lượng số của Huawei Việt Nam nhấn mạnh việc phát triển giải pháp rất cần thiết cho tầm nhìn chiến lược đến 2050.

Ước tính trong khoảng thời gian từ 2018 đến 2050, tỉ trọng sản xuất năng lượng tái tạo sẽ tăng lên từ 25% đến 90%, và tỷ trọng năng lượng tái tạo để sưởi ấm tập trung sẽ tăng từ 9% lên 90%. Dự báo đến năm 2050, 66% hydro sẽ đến từ năng lượng tái tạo.

nang-luong-so-gop-phan-phat-trien-ben-vung-do-thi-thong-minh-tai-viet-nam

Trong điện khí hóa, tỷ trọng điện năng tiêu thụ sẽ tăng từ 21% năm 2018 lên 51% năm 2050. Về ứng dụng hydro trên quy mô lớn, hydro trong tiêu thụ năng lượng sẽ tăng từ 0 đến 12% vào năm 2050 (không bao gồm hydro công nghiệp được tiêu thụ làm nguyên liệu thô), trong đó 66% sẽ là hydro xanh.

Tập trung cho các giải pháp hiệu quả mang tính toàn cầu, Huawei đã sớm đầu tư vào chiến lược phát triển năng lượng số, bao gồm phát triển năng lượng sạch và thúc đẩy chuyển đổi số các nguồn năng lượng truyền thống, kiến tạo nên tương lai mới cho ngành năng lượng.

Chiến lược của Huawei Digital Power là tích hợp công nghệ kỹ thuật số và điện tử công suất hướng đến nguồn năng lượng xanh và sạch hơn, ứng dụng trong việc hỗ trợ các khu đô thị chuyển đổi số bền vững với giao thông thông minh, xe điện, tòa nhà xanh… và nâng cấp mục tiêu đô thị carbon thấp lên “0 carbon”.

Theo ông Thông, các giải pháp carbon thấp có thể hỗ trợ các khu đô thị chuyển đổi số bền vững tại Việt Nam. Trong đó, các giải pháp dựa trên nỗ lực sản xuất điện sạch đến tiêu thụ điện năng hiệu quả đã mang đến nhiều giải pháp hiệu quả.

nang-luong-so-gop-phan-phat-trien-ben-vung-do-thi-thong-minh-tai-viet-nam-1

Cụ thể, điện mặt trời thông minh đưa năng lượng mặt trời trở thành nguồn điện chính, thâm nhập vào các ngành công nghiệp và hộ gia đình. Trong đó, nguồn cho trạm viễn thông (Site power) và mô hình đám mây năng lượng cũng giúp giảm chi phí hoạt động trong mạng lưới và giúp các nhà mạng đạt được trung hòa carbon.

“Thị trường đang rộng mở. Dự kiến mảng kinh doanh năng lượng số đến năm 2025 ước đạt 120 tỷ USD, trong đó Huawei Digital Power kỳ vọng đạt doanh thu 20 tỷ USD trong 3 năm tới”, ông Nho Thông chia sẻ tại phiên thảo luận trong nỗ lực mở rộng hợp tác, bắt tay cùng mọi ngành nghề để đẩy mạnh chuyển đổi công nghệ năng lượng.

Bài liên quan

Tính đến ngày 30/6/2021, Huawei Digital Power đã tạo ra 403.4 tỉ kWh năng lượng xanh, tiết kiệm 12.4 tỉ kWh điện năng, giảm phát thải 200 triệu tấn khí carbon - tương đương trồng 270 triệu cây xanh.

Với tư cách là đơn vị đi đầu trong nghiên cứu và phát triển năng lượng số, Huawei Digital Power cam kết hợp tác với tất cả những đối tác có cùng tầm nhìn để thúc đẩy các giải pháp năng lượng số tại Việt Nam nhằm tối ưu hóa mạng lưới điện, giảm thải và nâng cao hiệu suất.

Đồng thời, Huawei sẽ sát cánh cùng Việt Nam thực hiện mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, góp phần hiện thực hóa cam kết của Việt Nam đối với thế giới, đồng thời đem lại sự thịnh vượng, nâng cao chất lượng sống cho người dân Việt Nam.