Nên học trường đại học nào

Thứ tư, 24/02/2016, 13:30 PM

Nên học trường đại học nào. Đối với các thí sinh, chọn trường để thi là điều quan trọng nhất, quyết định rất lớn đến kết quả trúng tuyển và tương lai sau này. Có nhiều yếu...

Nên học trường đại học nào. Đối với các thí sinh, chọn trường để thi là điều quan trọng nhất, quyết định rất lớn đến kết quả trúng tuyển và tương lai sau này. Có nhiều yếu tố để lựa chọn trường thi, trong đó điểm chuẩn là một tiêu chí được nhiều thí sinh xem xét.

Nên học trường đại học nào

Nên học trường đại học nào

Nên học trường đại học nào

9 bước chọn trường đại học phù hợp

Chúng tôi cho rằng bạn nên bắt đầu quy trình này càng sớm càng tốt, từ năm lớp 10 hoặc 11 bậc THPT.

Bước 1: Quyết định bạn muốn học gì hay nói cách khác là chọn cho mình một ngành học bậc Đại học, Cao đẳng phù hợp

Nhiều sinh viên vào thời điểm nhập học vẫn chưa thật sự quả quyết rằng mình muốn học gì và muốn loại công việc gì sau khi tốt nghiệp. Điều này khá phổ biến, tuy nhiên, nếu bạn chọn được một ngành học thì việc chọn được một trường Đại học, Cao đẳng có chương trình học phù hợp với bạn sẽ dễ dàng và tiết kiệm nguồn lực (thời gian, chi phí, tinh thần) hơn rất nhiều.

Ở bước này, bạn nên thử các bài trắc nghiệm hay tự đánh giá. Xem thêm chi tiết ở bài “6 bước chọn ngành phù hợp”.

Nên học trường đại học nào

Nên học trường đại học nào. Thí sinh nên chọn trường đại học theo khối thi

Bước 2: Lập một danh sách các tiêu chí để đánh giá và chọn lựa

Bạn muốn học gần nhà hay học ở trường lớn, thành phố lớn? Bạn muốn trường danh tiếng hay trường nhỏ có học phí và sức học vừa phải? Dưới đây là một danh sách các tiêu chí thường được mang ra xem xét:

Bằng cấp: Trường cấp bằng Đại học hay Cao đẳng, Chính quy hay Nghề, Việt Nam hay nước ngoài…

Các ngành/ chuyên ngành tại trường

Vị trí (trung tâm hay vùng ven); Khoảng cách từ nhà đến trường

Quy mô của trường (Số lượng sinh viên đào tạo và ra trường mỗi năm)

Trường công hay trường tư

Học phí và chi phí ăn ở, đi lại…

Học bổng và các hỗ trợ về học phí

Cơ sở vật chất của trường (Phòng thực hành – thí nghiệm, thư viện, máy tính và mạng truy cập, v.v…)

Thời gian đào tạo

Chương trình thực hành, thực tập, kiến tập và hợp tác đào tạo

Cam kết và được chứng thực về đảm bảo chất lượng đào tạo

Sĩ số lớp học

Đội ngũ giảng viên

Chất lượng đào tạo/ danh tiếng/ thứ hạng đào tạo

Mức độ đòi hỏi nỗ lực học tập

An ninh, an toàn (cơ sở học tập, kí túc xá, cộng đồng sinh viên)

Các tổ chức câu lạc bộ, đoàn hội cho sinh viên

Hoạt động xã hội (thể thao, phong trào…)

Nơi lưu trú (Ký túc xá, nhà trọ…)

Tiêu chuẩn xét đầu vào

Bước 3: Tập hợp danh sách các trường Đại học, Cao đẳng có đào tạo ngành nghề bạn muốn

Bạn có thể tập hợp thông tin từ sách Những điều cần biết, cẩm nang tuyển sinh – hướng nghiệp, brochure và website của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các tổ chức truyền thông như báo Tuổi trẻ, báo Thanh niên, và các trường Đại học, Cao đẳng… để hiểu về cách thức xét tuyển, lĩnh vực và chương trình đào tạo của các trường.

Bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của thầy cô, cán bộ hướng nghiệp – tuyển sinh tại trường THPT, gia đình, bạn bè. Bạn cũng nên tham gia các triển lãm giáo dục bậc Đại học – Cao đẳng để tiếp xúc với cán bộ tuyển sinh/ đào tạo của các trường cũng như thu thập được các tài liệu và thông tin cần thiết.

Bước 4: Tập hợp đầy đủ các thông tin về các trường mà bạn muốn nộp hồ sơ xét tuyển

Cách hiệu quả nhất để tiếp cận đầy đủ thông tin về mỗi trường là truy cập website của các trường đó. Bạn cũng có thể tham gia các chuyến tham quan tại chỗ hoặc online để cảm nhận và hiểu biết nhiều hơn về môi trường và chương trình học tập ở các trường.

Bước 5: Dùng các tiêu chí ở bước 2 để thu hẹp phạm vi chọn lựa và lập một danh sách trường để nộp hồ sơ hợp lý

Theo ý kiến của các chuyên gia, số lượng mỗi thí sinh nên nộp hồ sơ xét tuyển khoảng 5-10 trường là hợp lýi. Bạn cần lưu ý nộp hồ sơ vào các trường có điểm xét tuyển vừa phải so với kết quả học tập/ kết quả thi THPT Quốc gia của bạn.

Bước 6: Tham quan các trường Đại học, Cao đẳng mà bạn chọn ở bước 5

Nếu có cơ hội, bạn nên tham quan các cơ sở của trường, gặp gỡ các sinh viên đang học, dự thính một lớp học, đọc các ấn phẩm nội bộ/ nội san của trường, tham quan căn tin và ký túc xá của trường. Bạn cần chắc chắn mình cảm thấy yên tâm và thoải mái ở ngôi trường mình sẽ gắn bó trong 3-4 năm học sắp tới.

Nếu trường bạn muốn tham quan ở quá xa, bạn có thể tham khảo ý kiến của các sinh viên đang học tại trường mà bạn quen biết, hoặc các thầy cô, bạn bè đã từng tham quan và trải nghiệm thực tế ngôi trường mà bạn quan tâm.

Bước 7: Nộp hồ sơ xét tuyển vào các trường mà bạn đã cân nhắc chọn lựa sau bước 6

Số lượng hồ sơ là tùy lựa chọn của mỗi người nhưng chúng tôi đề xuất bạn nộp từ 1 đến 2 trường thuộc nhóm “mơ ước”(trường top trên - dự đoán khó được nhận nhưng là trường bạn rất thích), khoảng 3 đến 4 trường vừa sức (dự đoán bạn sẽ được nhận) và ít nhất 1 trường trong nhóm “an toàn” (trường top dưới - dễ dàng chấp nhận bạn).

Bạn cần liên hệ với phòng tuyển sinh hoặc tìm hiểu trên website của từng trường để chuẩn bị đầy đủ hồ sơ xét tuyển. Xem xét và chuẩn bị kỹ để hồ sơ của bạn đầy đủ và đáp ứng các yêu cầu xét tuyển của nhà trường.

Bước 8: Chuẩn bị hồ sơ xin học bổng hoặc hỗ trợ tài chính

Trong lúc chờ kết quả từ các trường, bạn cần tìm hiểu thông tin và chuẩn bị hồ sơ xin cấp học bổng hoặc hỗ trợ tài chính theo chính sách cho sinh viên Đại học – Cao đẳng của trường hoặc của nhà nước (vay vốn ngân hàng với lãi suất ưu đãi, miễn giảm học phí, v.v…), nếu cần.

Bước 9: Quyết định trường cuối cùng sẽ theo học căn cứ trên mức độ đáp ứng các tiêu chí mà bạn đã xem xét từ đầu quy trình đến giờ.

Chọn trường theo khối A

Nên học trường đại học nào

Nên học trường đại học nào. Thí sinh nên nghe sự tư vấn từ thầy cô trước khi đăng kí trường dự thi

Có rất nhiều trường ĐH tuyển sinh khối A với vô số ngành học. Vì thế, nếu thi khối A, thí sinh sẽ có nhiều cơ hội để lựa chọn, từ trường thuộc hạng "top ten" đến những trường bình thường. Nếu thật sự giỏi, thí sinh có thể mạnh dạn chọn những trường/ngành có điểm chuẩn trên 20. Qua 3 năm tuyển sinh theo phương án "3 chung", hầu hết các trường ở phía Bắc luôn có mức điểm chuẩn khá cao, thường trên 20.

Những trường như ĐH Bách khoa, Xây dựng Hà Nội... hầu hết điểm các ngành đều trên 20, điểm thấp nhất ở một số ngành đã là 22! Trường ĐH Ngoại thương cả khối A và D đều có điểm chuẩn khá cao ở cả hai miền Nam - Bắc. Năm 20015, điểm ngành Kinh tế đối ngoại (khối A) của trường này ở phía Bắc là 25, phía Nam là 23.

Ở phía Nam, trường ĐH Bách khoa TP Hồ Chí Minh cũng có điểm chuẩn cao. Năm 20015, những ngành của trường có điểm chuẩn từ 20 trở lên là: Công nghệ thông tin, Điện - Điện tử, Công nghệ hóa và thực phẩm, Kỹ thuật xây dựng, Cơ điện tử, Công nghệ vật liệu. Ngành thấp nhất của trường cũng có điểm chuẩn 16. Năm vừa qua, một số ngành khối A của trường ĐH Sư phạm TP Hồ Chí Minh cũng có điểm chuẩn khá cao như Toán, Vật lý, Hóa, Sinh học.

Nếu chưa tự tin lắm, thí sinh có thể chọn thi vào những trường có điểm chuẩn từ 20 trở xuống. Số lượng các trường này cũng khá nhiều. Hầu hết những trường có truyền thống của phía Bắc đều nằm trong phổ điểm này. Các trường phía Nam thuộc diện này cũng rất đa dạng, từ ĐH Khoa học tự nhiên đến Kinh tế, Luật, Sư phạm kỹ thuật, Nông Lâm, Giao thông vận tải TP Hồ Chí Minh (trừ một số ngành như Xây dựng cầu đường, Cơ khí ô tô, Điện tử viễn thông), các trường ĐHDL, ĐH vùng... Cũng cần lưu ý rằng ở những trường này vẫn có nhiều ngành điểm chuẩn trên 20.

Nếu không trúng tuyển nguyện vọng (NV) 1, cơ hội còn nhiều hơn cho các TS thi khối A khi xét tuyển NV2, 3 hoặc vào các trường CĐ, THCN. Kinh nghiệm năm 20015 cho thấy, ngoại trừ các trường ĐH công lập xét thêm NV2 với số điểm khá cao, phần lớn các trường dân lập, bán công phía nam đều nhận NV2, 3 ở mức điểm sàn nhưng vẫn không tìm được sinh viên. Đó là chưa kể rất nhiều trường CĐ, THCN xét tuyển TS không trúng tuyển ĐH từ các trường khối A. Nếu đạt khoảng 13 điểm (dưới điểm sàn ĐH), thí sinh vẫn còn nhiều cơ hội trúng tuyển vào các hệ đào tạo khác. Vả lại, hiện nay có khá nhiều chương trình đào tạo liên thông từ THCN, CĐ lên ĐH, phần lớn các ngành này đều thuộc khối A.

Chọn trường theo khối B, C, D

Số lượng các trường tuyển sinh và đào tạo các khối B, C, D, năng khiếu không nhiều như các trường khối A. Nếu thi khối B, học lực thuộc loại giỏi, thí sinh có thể đăng ký dự thi vào các trường y. Tất cả các trường này ở phía Bắc và Nam luôn có điểm chuẩn rất cao. Những ngành tiêu biểu thường có điểm chuẩn trên 25.

Nên học trường đại học nào

Nếu chưa đủ tự tin hoặc không thích ngành y, thí sinh có thể thi vào các ngành khối B như: Công nghệ sinh học, Công nghệ môi trường... ở các trường ĐH Khoa học tự nhiên, Nông Lâm... thí sinh thi khối này phải suy nghĩ thật kỹ vì cơ hội để xét tuyển NV2 không nhiều, nếu có thì phần lớn rơi vào các trường Đại học dân lập.

Khối D có nhiều cơ hội hơn khi xét tuyển NV2 vì có nhiều ngành các trường tuyển 2 khối A, D. Tuy nhiên, phần lớn các trường thi tuyển khối D đều lấy điểm chuẩn khá cao. Nếu học lực khá, thí sinh có thể lựa chọn thi vào các trường như ĐH Ngoại thương, ĐH Khoa học xã hội - nhân văn, ĐH Sư phạm, báo chí...

Theo thực tế của năm 2004, những thí sinh thi khối B, C nếu không trúng tuyển NV1 hầu như ít có cơ hội xét tuyển NV2 vào các trường công lập nhưng lại có nhiều "lời mời" từ các trường Đại học dân lập, ĐH vùng, trường CĐ... Nhất là ở khối C, khi không trúng tuyển NV1, TS chỉ còn một ít hy vọng xét tuyển các NV kế tiếp nếu các trường ĐH công lập còn nhu cầu. Tuy nhiên, số lượng này không nhiều và điểm chuẩn cũng khá cao. Trong khi đó, rất ít trường đại học dân lập tuyển sinh khối C nên cơ hội cho những thí sinh rớt NV1 và có điểm thi không cao gần như không có. Vì vậy, nếu chọn các khối thi này, thí sinh phải suy nghĩ thật kỹ về sức học, ngành nghề ưa thích... vì cơ hội xét tuyển không đa dạng như khối A.

Lưu ý rằng, năm nào cũng có nhiều ngành học mới, trường mới. Đây có thể cũng là một hướng để lựa chọn cho nhiều thí sinh khi quyết định đăng ký trường, ngành dự thi.

Chọn trường theo lực học khá

Danh sách một số trường với một số ngành có điểm chuẩn phù hợp học sinh học lực khá có thể tham khảo

Đại học Sư phạm Hà Nội 2

Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung Ương

Đại học Công nghiệp Hà Nội

Đại học Giao thông Vận tải

Đại học Mở Hà Nội

Đại học Mỏ – Địa chất

Đại học Sư phạm Thái Nguyên

Trường Đại học Vinh

Trường Đại học Y tế công cộng

Đại học Nha Trang

Đại học Hàng hải Việt Nam…

Ngoài ra các trường không phải trường top đầu các thí sinh có học lực khá cũng có thể tham khảo, các trường ở địa phương. Tuy có điểm chuẩn cao song một số trường top đầu cũng có những ngành lấy điểm phù hợp với những thí sinh có học lực khá, vì vậy các bạn hoàn toàn có thể tham khảo.

Chọn trường theo lực học trung bình

Nếu bạn không có môn nào giỏi đặc biệt, bạn nên nhắm đến các trường trung cấp chuyên nghiệp hoặc trung cấp nghề. Khoảng 70% các trường THCN không tổ chức thi tuyển, chỉ xét tuyển theo điểm học bạ, điểm thi tốt nghiệp THPT hoặc điểm thi ĐH, CĐ.

Nên học trường đại học nào

Bạn sẽ không quá vất vả để tìm một ngành học phù hợp với mình ở bậc trung cấp. Đây là con đường ngắn hơn để vào đời và dễ tìm việc làm. Nếu bạn thật sự có năng lực, sau khi đi làm bạn vẫn còn cơ hội học tiếp lên cao theo các chương trình đào tạo liên thông, chuyên tu, tại chức đang ngày càng mở rộng.

Có thể tạm chia các trường ĐH cả nước thành ba nhóm theo mức điểm chuẩn hằng năm. Trong đó:

Nhóm các trường có điểm chuẩn cao nhất (khoảng 23 điểm trở lên): ĐH Xây dựng Hà Nội, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Bách khoa (ĐHQG TP HCM); các ngành thuộc nhóm kỹ thuật, công nghệ thuộc ĐHQG Hà Nội, ĐH Huế; ĐH Ngoại thương, ĐH Thương mại, ĐH Kinh tế quốc dân, các trường thuộc nhóm y, dược, răng hàm mặt, công nghệ sinh học, Học viện Quan hệ quốc tế…

Nhóm trường có điểm chuẩn từ 17 đến 22: các ĐH lớn ở các vùng (ĐH Đà Nẵng, ĐH Cần Thơ), các trường ĐH Sư phạm, ĐH Nông lâm TP HCM, ĐH Thủy sản, ĐH Công nghiệp TP HCM, ĐH Giao thông vận tải, ĐH Kiến trúc, ĐH Kinh tế TP HCM, ĐH Luật, ĐH Văn hóa, ĐH Ngân hàng…Trong nhóm này có sự chênh lệch khá rõ giữa các khối thi, giữa các ngành trong cùng một trường, giữa các trường phía Bắc và phía Nam. Cụ thể, nhiều ngành tuyển khối C ở phía Bắc điểm chuẩn 18 trở lên; trong khi phía Nam lại có nhiều trường từ 17 trở xuống). Các ngành khối A, B luôn có điểm chuẩn cao hơn khối C, D.

Nhóm các trường có điểm chuẩn bằng điểm sàn đến 17:  bao gồm các trường ĐH ngoài công lập, các ĐH vùng xa: ĐH Tây nguyên, ĐH Tây Bắc, ĐH An Giang, các trường tuyển khối C, D.Cũng cần lưu ý thêm, điểm chuẩn giữa các ngành khối A trong từng trường luôn có chênh lệch từ 4-5 điểm… Các ngành điện tử, cơ điện tử, CNTT luôn hấp dẫn rất đông TS dự thi và do đó điểm chuẩn các ngành này luôn cao ngất so với các ngành cùng khối, cùng trường. Trong khi đó các ngành y, dược, công nghệ hóa thực phẩm có số lượng TS ít hơn nhưng điểm chuẩn cũng rất cao. Các ngành thuộc nhóm cơ khí, nông lâm, thủy sản… thường có mức điểm “dễ chịu” hơn.

Đối với khối C, điểm chuẩn cao nhất thường rơi vào nhóm ngành báo chí, Luật thương mại; các ngành SP thường có mức điểm chuẩn từ 20-27 (môn chuyên ngành nhân hệ số 2)…Thông thường ngành dễ đậu được hiểu là ngành có điểm chuẩn thấp hơn.

Tuy nhiên, điểm chuẩn cũng chỉ là yếu tố tham khảo, còn chính khả năng, thực lực của thí sinh mới là yếu tố quyết định. Và trước khi đặt bút vào bộ hồ sơ dự thi ĐH 2006, ngoài yếu tố học lực (học lực khá giỏi mới có khả năng trúng tuyển), bạn cần lưu ý đến hai yếu tố khác là năng lực và tính cách của mình có phù hợp với ngành bạn chọn hay không?Chọn ngành, chọn trường chính là chọn lấy một nghề để mình theo đuổi cả đời.

Theo hướng dẫn của các chuyên viên tư vấn hướng nghiệp, trước tiên bạn nên chọn cho mình một ngành nghề phù hợp nhất với năng lực, tính cách của mình. Sau đó, tùy vào học lực, bạn hãy chọn trường nào vừa sức mình (ĐH, CĐ hay TCCN). Và phần thắng trong các cuộc thi tuyển sinh bao giờ cũng thuộc về những người chọn đúng ngành nghề phù hợp nhất với mình.

  • Học lực giỏi nên học trường nào
  • Con trai nên học trường nào
  • Học lực khá nên học trường nào
  • Con gái nên học trường nào
  • Nên học trung cấp nào