Nét kinh điển trong thiết kế chiến hào Chiến tranh Thế giới I

Thứ ba, 03/09/2019, 06:22 AM

Trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, học thuyết quân sự của mỗi nước châu Âu là khác nhau những đều có điểm chung đó là dễ dàng bị lối chiến tranh chiến hào chặn đứng.

 

Nét kinh điển trong thiết kế chiến hào Chiến tranh Thế giới I
Trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, Pháp và Đức là hai cường quốc có học thuyết quân sự cụ thể và chi tiết nhất. Trong đó, Pháp thiên về yếu tố tấn công bất ngờ và tốc độ trên chiến trường. Nguồn ảnh: IWF.
Nét kinh điển trong thiết kế chiến hào Chiến tranh Thế giới I
Trong khi đó, Đức lại thiên về học thuyết sử dụng sức mạnh của hoả lực, cụ thể là những loại cối, pháo và súng máy để áp đảo đối phương. Nguồn ảnh: IWF.
Nét kinh điển trong thiết kế chiến hào Chiến tranh Thế giới I
Cả hai chiến thuật này đều dễ dàng bị khắc chế bởi một hệ thống phòng ngự chắc chắn, có thể giúp binh lính chống đỡ lại các đợt phản công tốc độ cao đầy bất ngờ của người Pháp và cũng có thể chống lại được những loại hoả lực cỡ lớn của người Đức đó chính là lối chiến tranh chiến hào. Nguồn ảnh: IWF.
Nét kinh điển trong thiết kế chiến hào Chiến tranh Thế giới I
Người Anh ở chiều hướng ngược lại, luôn đề cao khả năng thực dụng và không có học thuyết chiến tranh cụ thể, chỉ căn cứ vào tình hình thực tế trên chiến trường. Nguồn ảnh: IWF.
Nét kinh điển trong thiết kế chiến hào Chiến tranh Thế giới I
Tuy nhiên khi thấy người Đức và người Pháp tốn công tổn sức đào các hệ thống giao thông hào chi tiết và công phu, người Anh cũng ngay lập tức... bắt chước theo. Nguồn ảnh: IWF.
Nét kinh điển trong thiết kế chiến hào Chiến tranh Thế giới I
Ban đầu, hệ thống giao thông hào của hai phía đối địch chỉ cách nhau trong khoảng từ 65 tới 90 mét - đây là một khoảng cách lý tưởng cho những tay súng bắn tỉa của các bên đọ khả năng thiện xạ. Nguồn ảnh: IWF.
Nét kinh điển trong thiết kế chiến hào Chiến tranh Thế giới I
Về sau, do sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và các bên có hoả lực mạnh hơn, chiều rộng của chiến tuyến bắt đầu giãn ra, vượt qua 90 mét và có chỗ lên tới 300 mét. Nguồn ảnh: IWF.
Nét kinh điển trong thiết kế chiến hào Chiến tranh Thế giới I
Tới cuối chiến tranh, chiến tuyến trên mặt trận giữa hai phe đã rộng ra tới cả kilomets - đủ chỗ để cho các bên tham chiến tung ra đủ mọi loại hoả lực mang tính huỷ diệt vào vùng đất "No Man's Land". Nguồn ảnh: IWF.
Nét kinh điển trong thiết kế chiến hào Chiến tranh Thế giới I
Về cơ bản, một chiến hào của các phe tham chiến sẽ bao gồm đầy đủ các nhu cầu sống cơ bản, từ nơi ăn ngủ nghỉ cho tới nhà vệ sinh, nhà tắm, bệnh viện hay thậm chí cả... nhà thờ. Nguồn ảnh: IWF.
Nét kinh điển trong thiết kế chiến hào Chiến tranh Thế giới I
Theo tài liệu được Anh ghi chép lại, mỗi người lính khi được điều động ra tham chiến sẽ chỉ có 15% số thời gian tham chiến trực tiếp, thời gian còn lại được chia ra với 10% làm nhiệm vụ hỗ trợ, 30% làm nhiệm vụ dự bị, 20% thời gian được về tuyến sau nghỉ ngơi và 25% được cho vào quãng thời gian dự bị đề phòng người lính cần nằm viện, nghỉ phép hoặc đưa đi đào tạo. Nguồn ảnh: IWF.
Nét kinh điển trong thiết kế chiến hào Chiến tranh Thế giới I
Sau này, các sử gia kết luận rằng chính vì lối chiến tranh chiến hào như thế này đã khiến Chiến tranh Thế giới thứ nhất trở nên dai dẳng, không có hồi kết và kết cục của cuộc chiến được định đoạt trên bàn đàm phán chứ không phải trên chiến trường. Nguồn ảnh: IWF.
 

Thế giởi kỷ niệm 80 năm ngày nổ ra chiến tranh thế giới lần thứ 2

Đã 80 năm kể từ ngày 1/9/1939, khi phát xít Đức ra lệnh ném bom thị trấn Wielun, khơi mào cuộc chiến nhiều đau thương và tốn kém nhất trong lịch sử loài người cho đến nay.

 

Quân khuyển Mỹ trong chiến tranh Việt Nam

Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, để đối phó với các hoạt động của Quân Giải phóng, quân đội Mỹ đã huy động đội quân khuyển với hàng ngàn chó nghiệp vụ.