Nếu buộc Grab bồi thường 41 tỷ đồng: Chỉ Việt Nam mới hiểu Grab là taxi

Thứ năm, 25/10/2018, 12:35 PM

Theo Luật sư Trần Minh Hải, nếu tòa đồng ý quan điểm của Viện Kiểm sát yêu cầu Grab bồi thường, đồng nghĩa coi Grab như hãng taxi. Như vậy chỉ duy nhất Việt Nam có cách hiểu riêng về hoạt động ứng dụng công nghệ trong vận tải.

buoc-grab-boi-thuong-vinasun-41-ty-dong-meo-mo-moi-truong-dau-tu
Theo Luật sư Trần Minh Hải, nếu tòa đồng ý quan điểm của Viện Kiểm sát yêu cầu Grab bồi thường, đồng nghĩa coi Grab như hãng taxi. Như vậy chỉ duy nhất Việt Nam có cách hiểu riêng về hoạt động ứng dụng công nghệ trong vận tải. Ảnh minh họa

Liên quan vụ án Công ty cổ phần Ánh Dương Việt Nam (Vinasun) khởi kiện Công ty TNHH GrabTaxi Việt Nam bồi thường thiệt hại vì cho rằng Grab trực tiếp vận hành, điều xe, quy định giá cước khiến Vinasun thua lỗ… Chiều ngày 23/10, phiên xét xử kết thúc phần tranh luận.

Nêu quan điểm, đại diện Viện kiểm sát cho rằng Grab trực tiếp vận hành, điều xe, quy định giá cước, mức chiết khấu và quy định xử phạt đối với tài xế.

Ngoài ra, Grab còn đưa ra hàng loạt chương trình khuyến mãi trong đó có "chuyến xe 0 đồng". Đây là căn cứ cho thấy bị đơn không đơn thuần là đơn vị cung cấp công nghệ mà thực chất là công ty kinh doanh vận tải taxi.

Đồng thời Viện kiểm sát cho rằng việc Vinasun yêu cầu bồi thường thiệt hại do lợi nhuận giảm là hoàn toàn có cơ sở. Bởi Grab đã không trung thực khi kê khai ngành nghề và có hành vi khuyến mãi không đúng quy định, hơn 70% khách hàng của Vinasun chuyển sang dùng Grab vì giá cước rẻ.

Do vậy, Viện kiểm sát đề nghị HĐXX chấp nhận toàn bộ yêu cầu khởi kiện của Vinasun, buộc Grab phải bồi thường một lần gần 42 tỷ đồng mà nguyên đơn thiệt hại. 

Trước việc Viện Kiểm sát đồng ý quan điểm yêu cầu phải bồi thường số tiền hơn 41 tỷ đồng cho bên nguyên đơn là Vinasun, trao đổi với chúng tôi Luật sư Trần Minh Hải - Giám đốc điều hành BASICO cho rằng,  đây chỉ là quan điểm của Viện Kiểm sát không phải là phán quyết cuối cùng của tòa.

neu-buoc-grab-boi-thuong-41-ty-dong-chi-viet-nam-moi-hieu-grab-la-taxi
Theo Luật sư Trần Minh Hải thủ cạnh tranh Vinasun chính là chủ xe, lái xe Grab. 

Về việc quan điểm của Viện Kiểm soát, Luật sư Trần Minh Hải không khẳng định đúng - sai mà cần nhìn vào vụ kiện. “Vụ kiện nổi bật lên một điều là sự mập mờ về vấn đề ai là người kinh doanh dịch vụ vận tải trong hoạt động liên quan đến Grab” – Luật sư Trần Minh Hải cho biết.

Luật sư Trần Minh Hải cho rằng, về lý thì người kinh doanh hoạt động vận tải là hàng loạt lái xe đăng ký tham gia vào hoạt động dịch vụ của Grab chứ không phải Grab.

“Nếu hiểu Grab chỉ là hoạt động ứng dụng công nghệ, còn lái xe, chủ xe đăng ký hoạt động Grab mới là người hoạt động kinh doanh dịch vụ vận tải.

Nếu như vậy đối thủ cạnh tranh Vinasun chính là chủ xe, lái xe. Vấn đề việc không quy định mào xe Grab, quy định mầu sơn xe grab, giá cước, tiêu chuẩn xe…Bản chất không phải lỗi của Grab.

Cái đây do cơ quan quản lý nhà nước có quy định không? Nếu không quy định trách nhiệm thuộc về cơ quan quản lý. Hoặc nếu quy định mà không chấp hành thì trách nhiệm thuộc về lái xe, chủ xe tham vì lái xe, chủ xe mới là người kinh doanh” – Luật sư Trần Minh Hải phân tích.

Theo Luật sư Trần Minh Hải, nếu tòa đồng ý quan điểm của Viện Kiểm sát yêu cầu Grab bồi thường, đồng nghĩa coi Grab như hãng taxi. Như vậy chỉ duy nhất Việt Nam có cách hiểu riêng về hoạt động ứng dụng công nghệ trong vận tải. Điều này đi ngược với nhận thức của thế giới nói chung về hoạt động kinh Grab.

Yêu cầu Grab bồi thường đánh đồng Grab là kinh doanh vận tải, phủ nhận vai trò, quyền lợi được hưởng của lái xe, chủ xe. Khi coi Grab là người kinh doanh vân tỉa có nghĩa tòa phải chứng minh Grab chính là chủ nhân của những chiếc xe tham gia hoạt động vận chuyển, tòa phải chứng minh lái xe chính là nhân viên của Grab qua hợp đồng lao đông…

Cũng theo Luật sư Hải, Grab thu siêu lợi nhuận nhưng nói Grab gây thiệt hại bồi thường cho Vinasun cần phải phân tách rạch ròi, chứng minh Grab là hãng taxi, kinh doanh vận tải như Vinasun.  

 

Vì sao sau gần 10 năm khu CN sạch Kim Động của Tập đoàn DĐK vẫn là dự án treo?

Sau gần 10 năm triển khai, dự án khu CN sạch Kim Động (Hưng Yên) mới được Tập đoàn Đầu tư xây dựng DĐK giải phóng một phần mặt bằng, còn lại dự án vẫn "đóng băng".

 

Buộc Grab bồi thường Vinasun 41 tỷ đồng: ‘Méo mó’ môi trường đầu tư?

Nhìn góc độ môi trường cạnh tranh, TS Bùi Trinh cho rằng việc buộc Grab phải bồi thường hơn 41 tỷ đồng cho Vinasun có gì đó chưa thỏa mãn, chưa rõ ràng, tác động đến môi trường đầu tư kinh doanh.