Nếu đầu tư đường cao tốc từ thuế người dân, sao lại thu phí nữa?

Thứ bảy, 17/10/2020, 18:18 PM

Đầu tư đường cao tốc do Nhà nước đầu tư lấy từ nguồn ngân sách từ thuế, phí do nhân dân đóng góp, nếu thu phí liệu có phải phí chồng phí?

Đầu tư đường cao tốc do Nhà nước đầu tư lấy từ nguồn ngân sách từ thuế, phí do nhân dân đóng góp, nếu thu phí liệu có phải phí chồng phí?

Đầu tư đường cao tốc do Nhà nước đầu tư lấy từ nguồn ngân sách từ thuế, phí do nhân dân đóng góp, nếu thu phí liệu có phải phí chồng phí?

Dự thảo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phí sử dụng đường cao tốc thông qua trạm thu phí trên đường cao tốc do Nhà nước đầu tư đang được Bộ Tài chính xây dựng.

Theo tính toán, nếu thực hiện thu phí theo mức 1.000 đồng/km/xe thì dự kiến hàng năm sẽ thu được khoảng 2.142 tỷ đồng. 

Trước vấn đề này, có quan điểm cho rằng, đường do Nhà nước đầu tư lấy từ nguồn ngân sách từ thuế, phí do nhân dân đóng góp, hơn nữa Nhà nước đang thu phí sử đụng đường bộ theo đầu phương tiện… Vậy, việc thu phí này liệu có dẫn tới tình trạng phí chồng phí. Cụ thể, nếu thu phí cao tốc do Nhà nước đầu tư sẽ khiến người dân vừa phải đóng phí đường bộ, vừa phải trả phí khi di chuyển trên đường cao tốc.

Trao đổi với Báo Giao thông vận tải về vấn đề này, ông Trịnh Quang Hưng, Phó trưởng phòng Chính sách phí, lệ phí và thu khác, Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính) cho rằng, trước hết, phải khẳng định việc thu phí này không làm phát sinh phí chồng phí.

"Nhà nước sẽ chỉ thu phí dịch vụ đối với các đường cao tốc có tuyến đường quốc lộ song hành. Theo đó, người dân có quyền lựa chọn, đi đường cao tốc nhanh hơn, thuận tiện hơn trả phí, đi đường quốc lộ sẽ không phải nộp phí.

Mức thu phí sử dụng đường cao tốc được xác định với nguyên tắc phù hợp với chất lượng dịch vụ, không vượt quá lợi ích từ việc sử dụng đường cao tốc và khả năng chi trả của người sử dụng đường cao tốc.", ông Hưng nói.

Theo báo cáo của Bộ GTVT: Mạng lưới đường bộ Việt Nam đang khai thác dài 668.750 km. Trong đó, đường cao tốc có 16 tuyến dài 968,7km. Theo quy hoạch phát triển đến 2020 và tầm nhìn 2030 đã được Thủ tướng phê duyệt thì mạng lưới đường bộ cao tốc Việt Nam gồm 21 tuyến với tổng chiều dài hơn 6.400km. Như vậy tỷ lệ tuyến cao tốc hiện có so với quy hoạch mới đạt 15%.

Đầu tư xây dựng đường cao tốc đòi hỏi lượng vốn rất lớn trong khi nguồn lực Nhà nước còn hạn chế. Hiện nay, suất đầu tư đường cao tốc 4 làn khoảng 130 tỷ đồng/km, 6 làn khoảng 190 tỷ đồng/km.

Chi phí bảo trì đường cao tốc khoảng 830 triệu đồng/km, trong khi nguồn vốn ngân sách Nhà nước bố trí cho công tác quản lý, bảo trì hàng năm chỉ đáp ứng khoảng 35-40% nhu cầu tối thiểu, dẫn đến tình trạng chất lượng đường xuống cấp nhanh chóng.

Theo nhu cầu đầu tư đường cao tốc đến 2020 cần hơn 342 nghìn tỷ đồng, đến 2030 cần hơn 599 nghìn tỷ đồng, trong khi nguồn lực Nhà nước còn hạn chế, do đó cần thiết phải huy động mọi nguồn lực xã hội.

Chính vì đỏi hỏi trên mà việc việc thu phí cao tốc do nhà nước đầu tư đang được nghiên cứu.

Bài liên quan