Nga - Ấn mở tuyến hàng hải qua Biển Đông, thách thức Trung Quốc

Chủ nhật, 08/09/2019, 17:37 PM

Động thái này ngoài mục tiêu giao thương cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến cục diện đa phương hiện nay trên Biển Đông.

vla-chennai-2028-1567913967.jpg
Tuyến hàng hải cũ (trái) và mới kết nối các thành phố Nga và Ấn Độ. Đồ họa: India Times.

Tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) ngày 8/9 đưa tin cho biết, Nga, Ấn Độ thống nhất mở tuyến đường biển mới mà một phần của nó đi qua Biển Đông. Theo thông cáo hai bên, tuyến đường biển giúp tăng cường giao thương. Tuy nhiên, giới chuyên gia nhận định đây là một động thái phía Ấn Độ muốn thách thức những ảnh hưởng của Trung Quốc trong khu vực. 

Biên bản ghi nhớ về việc hình thành tuyến hàng hải mới được hai nước ký kết tại Diễn đàn Kinh tế Phương Đông (EEF) ở thành phố Vladivostok hôm 4/9 trước sự chứng kiến của Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi.

Hành trình dài 10.460 km sẽ kết nối thành phố Vladivostok ở vùng Viễn Đông của Nga với thành phố Chennai, phía đông Ấn Độ. Nó rút ngắn đáng kể thời gian di chuyển của tàu hàng giữa hai nước so với tuyến đường biển dài hơn 16.000 km giữa thành phố Saint Petersburg và Mumbai hiện nay.

"Đây là tín hiệu cho thấy hợp tác Nga - Ấn đã tới giai đoạn quan trọng. Moskva đang tìm cách mở rộng ảnh hưởng tại châu Á, việc hợp tác với New Delhi sẽ giúp đối phó với ảnh hưởng của Bắc Kinh ở mức độ nào đó", nhà nghiên cứu Hu Zhiyong thuộc Học viện Khoa học Xã hội Thượng Hải nhận xét.

Thủ tướng Modi khẳng định tuyến hàng hải này phù hợp với chính sách "Hướng Đông" của New Delhi, trong đó đề cao hợp tác chính trị và kinh tế với các nước Đông Nam Á. Ấn Độ là nền kinh tế lớn thứ 7 thế giới và thứ ba tại châu Á với hơn 55% giao thương đi qua các tuyến hàng hải quan trọng như eo biển Malacca, khiến New Delhi có lợi ích chiến lược tại Biển Đông.

Ngoài thỏa thuận về hàng hải, Nga và Ấn Độ cũng đẩy mạnh hợp tác công nghệ và kỹ thuật quân sự. "Hai nước sẽ thành lập liên doanh phát triển và sản xuất khí tài quốc phòng, cũng như cải thiện hệ thống hỗ trợ hậu mãi", thông báo chung Nga - Ấn sau EEF có đoạn viết.

Theo chuyên gia nghiên cứu Hu Zhiyong thuộc Học viện Khoa học Xã hội Thượng Hải, dự giao thoa lợi ích của hai quốc gia đang thúc đẩy mở rộng hợp tác giữa Nga và Ấn Độ. Hợp tác với Ấn Độ còn giúp Nga củng cố chiến lược giảm bớt sự phụ thuộc kinh tế vào Trung Quốc.

"Moscow đang tìm cách mở rộng ảnh hưởng tại châu Á, việc hợp tác với New Delhi sẽ giúp đối phó với ảnh hưởng của Bắc Kinh ở mức độ nào đó. Đây là tín hiệu cho thấy hợp tác Nga - Ấn đã tới giai đoạn quan trọng" - ông Hu Zhiyong nhận xét.

Giới quan sát tin rằng, diễn đàn kinh tế EEF là cơ hội để nước này tìm kiếm đối tác châu Á trong bối cảnh Moscow bị phương Tây cô lập. Trong khi đó, các nước lớn ở châu Á cũng nhân cơ hội này tìm cách tách Nga ra khỏi Trung Quốc.

Tờ Wall Street Journal dẫn nhận định của Alexander Gabuev, chuyên gia cấp cao tại viện nghiên cứu Carnegie Moscow Center cho rằng, Diễn đàn EEF là cơ hội để các nước Ấn Độ và Nhật Bản muốn giảm sự ảnh hưởng của Trung Quốc tại Nga. Không nghi ngờ là Nga cũng muốn hướng tới mục tiêu này.

Theo tờ báo Mỹ, quan hệ giữa Nga và Trung Quốc đang được tăng cường và  và cả hai đang lên kế hoạch ký một thỏa thuận quân sự mới. Nhưng chiều sâu của mối quan hệ Nga- Trung là còn nhiều thử thách, các khoản đầu tư của Trung Quốc vào Nga là ít hơn rất nhiều so với kỳ vọng khi Moscow tuyên bố xoay trục sang phương Đông vào năm 2014.

Biển Đông gần đây căng thẳng khi nhóm tàu khảo sát Địa chất Hải Dương 8 của Trung Quốc vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở phía Nam Biển Đông. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng cho biết Việt Nam đã nhiều lần giao thiệp với Trung Quốc, yêu cầu nước này rút tàu và không có hành vi đe dọa an ninh, hòa bình ở khu vực.

Nhiều quốc gia như Mỹ, Nhật Bản đã lên tiếng phản đối các hành động làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông. Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng Mỹ đều ra thông cáo chỉ trích Trung Quốc can thiệp hoạt động dầu khí lâu đời của Việt Nam ở Biển Đông, làm suy yếu hòa bình, an ninh khu vực và vi phạm các quy tắc quốc tế.

 

Philippines khẳng định không từ bỏ phán quyết Biển Đông

Phủ Tổng thống Philippines cho biết Manila sẽ không từ bỏ phán quyết Biển Đông, khẳng định phán quyết là cuối cùng, mang tính ràng buộc và không thể kháng cáo.

 

Khai mạc diễn tập hàng hải Mỹ - ASEAN lần đầu tiên trên Biển Đông

Là quốc gia thành viên ASEAN, Việt Nam cũng tham dự cuộc diễn tập này.