Nga sẵn sàng 'phớt lờ' cuộc gặp Trump - Putin, quyết xử lý thủy thủ Ukraine 'vi phạm pháp luật'

Thứ bảy, 15/12/2018, 10:02 AM

Theo thông báo của phát ngôn viên điện Kremlin, Nga sẽ xét xử vụ thủy thủ Ukraine 'vi phạm pháp luật'. Tuyên bố này bất chấp Mỹ ra điều kiện cho cuộc gặp giữa hai vị tổng thống Trump và Putin.

Ngày 14/12, điện Kremlin đã ra thông báo cho biết chính quyền của Tổng thống Putin không đồng ý với đề xuất của Mỹ yêu cầu thả 3 tàu hải quân Ukraine và các thành viên thủy thủ đoàn. 

nga-san-sang-phot-lo-cuoc-gap-trump-putin-quyet-xu-ly-thuy-thu-ukraine-vi-pham-phap-luat
Mỹ đang ủng hộ Ukraine đến mức nào?

Ngày 13/12, Nhà Trắng tuyên bố cuộc họp giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga V.Putin sẽ không bao giờ được tổ chức nếu như Moscow không thả những người bị bắt. Tại Thượng đỉnh G20, ông Trump cũng đã hủy họp với ông Putin ngay sát giờ với lý do tương tự.

Người phát ngôn Dmitry Peskov cho rằng lời đề nghị của Mỹ không thể là ưu tiên đối với hệ thống tư pháp của Nga. Đồng thời các cuộc điều tra về hành vi "xâm phạm biên giới Nga" vẫn đang tiến hành. "Sẽ không có chuyện các thủy thủ này được thả tự do hay trao trả các tàu này. Họ đã vi phạm luật pháp Nga và phải bị điều tra và xét xử theo đúng pháp luật. Không thể có sự ưu tiên hay châm chước nào để làm sai lệch sự việc", ông Peskov cho biết.

Dù không đáp ứng yêu sách của Mỹ về việc trao trả tự do cho nhóm đối tượng trên nhưng Điện Kremlin vẫn sẵn sàng tổ chức cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Nga - Mỹ. Ông Peskov cho rằng cuộc gặp này cần thiết không kém đối với cả Moscow và Washington.

Việc Nga không thả các thủy thủ Ukraine là điều sớm được dự đoán. Và đây cũng không phải lần đầu Washington lấy việc "thả tàu, thả người" này làm sức ép với Nga trong việc hủy cuộc họp song phương. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia còn cho rằng nguyên nhân sâu xa không phải bắt nguồn từ việc Mỹ thực sự quan tâm đến vụ việc này, mà chỉ đơn thuần là cái cớ để thực hiện các mục đích chính trị khác.

Cũng trong ngày 13-14/12, Tư lệnh hải quân Ukraine, Phó Đô đốc Ihor Voronchenko đã có cuộc gặp với Chỉ huy các chiến dịch Hải quân Mỹ, Đô đốc John Nicholson để thảo luận các giải pháp cho sự cố xung đột tại eo biển Kerch vừa qua khiến Moscow bắt giữ 3 tàu cùng thủy thủ của Kiev.

Theo người phát ngôn Lầu Năm Góc Eric Pahon, trong cuộc thảo luận với phía Ukraine, Đô đốc Nicholson và các quan chức Lầu Năm Góc khác đã nhắc lại sự ủng hộ của Washington đối với chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ Ukraine trong đường biên giới được quốc tế công nhận, cũng như lãnh hải của nước này và quyền của các tàu thuyền Ukraine qua lại vùng biển quốc tế.

Ngoài ra, ông Eric Pahon khẳng định chính quyền Mỹ ủng hộ Ukraine trong việc theo đuổi một giải pháp ngoại giao và hòa bình với cái mà ông này gọi là "sự xâm lược đang diễn ra của Nga", trong đó có vụ đựng độ gần đây giữa hai nước tại vùng biển gần eo biển Kerch- nối liền Biển Đen và Biển Azov.

Giới phân tích cho rằng, thông qua cuộc gặp này, chính quyền Ukraine muốn có được sự ủng hộ mãnh mẽ hơn từ Washington để giải quyết cuộc khủng hoảng chưa có dấu hiệu hạ nhiệt.

Hồi tháng 11, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã cho rằng mục đích sâu xa để hủy cuộc họp bên thềm G20 giữa hai bên là do Tổng thống Trump chưa thấy đây là thời điểm có thể lấn át Nga về bất cứ vấn đề nào trên quốc tế. Chưa kể trong nội bộ Washington còn nhiều mâu thuẫn. Ngoài ra, Mỹ lên tiếng như vậy trước Nga cũng góp phần cho Ukraine thấy họ vẫn đang được Washington ủng hộ, mặc dù cách ủng hộ này không mang lại hiệu quả.

Washington đang làm một việc duy nhất là ủng hộ miệng cho Kiev trong việc này. Ông Donald Trump có nhiều phát biểu về eo biển Kerch, như "cảm thấy không vui  về tình hình này", "hết lòng ủng hộ những người Ukraine tìm công lý", "yêu cầu Nga thả người"... nhưng tất cả đều dừng trên các tuyên bố trên mạng xã hội Twitter hoặc họp báo...

Không một tàu quân sự nào của Mỹ hiện diện tại Biển Đen, không một cuộc gặp cấp Ngoại trưởng nào giữa Mỹ và Ukraine được tổ chức. Không có một lời cam kết, một hành động viện trợ vũ khí, quân sự hay gửi gắm cố vấn quân sự... như cách Mỹ vẫn làm khi muốn "ủng hộ" một chính phủ nào đó.

Trong sự vụ này, Kiev của Tổng thống Poroshenko dường như đã cố gắng tổ chức ra một cuộc khủng hoảng và đẩy nó lên thành cao trào chống Nga. Tuy nhiên, những cao trào này sẽ không thể thổi hơn được nữa khi không có sự hỗ trợ của những người phương Tây đằng sau.

Nga thừa hiểu việc này, và việc của họ là hành xử đúng luật, Washington cũng hiểu rằng Nga đã làm đúng và trên hết, Ukraine của Poroshenko - một Tổng thống suy giảm đáng kể uy tín và tin tưởng trong lòng dân, đang không phù hợp để Washington đầu tư, mở ra một mặt trận căng thẳng hơn chống Nga.

 

NATO cấp thiết bị cho quân đội Ukraine giữa lúc căng thẳng với Nga

Tổng Thư ký NATO Jens Stoltenberg cho biết sẽ cấp thiết bị liên lạc an toàn cho quân đội Ukraine trong tháng này, Channel News Asia đưa tin.

 

Nỗi khổ Ukraine: Vẫn phải mua khí đốt Nga với giá gấp đôi mùa đông này

Tẩy chay Nga vì mâu thuẫn chính trị, thế nhưng nhập khẩu khí đốt từ châu Âu đã tiêu tốn của Ukraine số tiền cao kỷ lục trong tháng 11. Tuy nhiên, đa phần lượng khí đốt đó lại xuất xứ từ Nga và các công ty châu Âu bán lại cho Kiev để kiếm lời.