Ngày Tết, uống 1 lon bia có bị phạt nồng độ cồn khi lái xe?

Thứ sáu, 01/02/2019, 10:08 AM

Ngày Tết anh em, bạn bè ngồi lại với nhau vậy làm sao để không bị thổi phạt nồng độ cồn khi tham gia giao thông? mỗi người nên uống bao nhiêu rượu bia?

ngay-tet-uong-1-lon-bia-co-bi-phat-nong-do-con-khi-lai-xe
Để không bị thổi phạt vì nồng độ cồn khi tham gia giao thông mỗi người nên uống bao nhiêu rượu bia? Ảnh minh họa

Tết đến xuân về, người Việt Nam thường chúc mừng nhau bằng chén rượu. 

Tuy nhiên, việc sử dụng quá nhiều rượu bia không chỉ ảnh hưởng sức khỏe mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông nếu người điều khiển phương tiện giao thông dùng rượu bia quá mức.

Hiện nay pháp luật quy định rất rõ hành vi phạm liên quan đến hành vi uống rượu bia khi lái xe.

Theo nội dung hướng dẫn tại Điểm a Khoản 6, Điểm b Khoản 8, Điểm a Khoản 9 và Điểm d, d Khoản 12 Điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP thì:

Nếu điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Nếu nồng độ cồn từ 50 đến 80 miligam/100 mililít máu (hoặc quá 0,25 - 0,4 miligam/lít khí thở), người điều khiển phương tiện sẽ bị phạt 7 - 8 triệu đồng, treo bằng lái 3 - 5 tháng.

Đặc biệt, nếu người lái xe có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu (hoặc cao hơn 0,4 miligam/lít khí thở) sẽ bị phạt 16 - 18 triệu đồng, tước bằng lái 4 - 6 tháng.

Đối với người điều khiển xe máy, theo quy định tại Khoản 6, Điểm c Khoản 8, Điểm b, d Khoản 12 Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP thì người lái xe máy sẽ bị phạt tiền từ một triệu đồng đến 2 triệu đồng nếu trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu (hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/lít khí thở), hình phạt bổ sung là tước bằng lái từ một đến 3 tháng.

Phạt tiền từ 3 triệu đến 4 triệu đồng đối với người đi xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu (hoặc vượt quá 0,4 miligam/lít khí thở), đồng thời bị thu bằng lái xe từ 3 đến 5 tháng.

Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), một đơn vị uống chuẩn chứa 10 gram cồn. Một đơn vị này tương đương một ly rượu mạnh (40 độ, 30 ml); một ly rượu vang (13,5 độ, 100 ml); một vại bia hơi (330 ml); 2/3 chai (lon) bia (330 ml).

Như vậy, về nguyên tắc mỗi người chỉ được uống từ một đến một lon rưỡi bia trước khi tham gia giao thông để tránh bị phạt. Tuy nhiên, nồng độ cồn trong máu/hơi thở còn tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe và cơ địa của mỗi người nữa nên để đảm bảo an toàn khi lái xe và không vi phạm luật giao thông, mỗi người nên cân nhắc khi uống rượu bia trong ngày Tết.

Tốt hơn hết nếu tham gia giao thông thì không sử dụng rượu bia. Điều này không chỉ là tuân thủ pháp luật mà còn là bảo vệ tính mạng của mình và những người xung quanh.

 

Những việc nên làm ngày Tết để may mắn cả năm

Dân gian ta thường có quan niệm "có thờ có thiêng, có kiêng có lành" chính vì thế ngày Tết có việc nên làm và không nên làm. Dưới đây là những việc nên làm ngày Tết để may mắn cả năm.

 

Họp báo thường kỳ Chính phủ: Nóng vụ dùng xe biển xanh đưa đón người nhà Bộ trưởng Bộ Công Thương

Vụ dùng xe biển xanh đưa đón người nhà Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh được đại diện cơ quan báo chí đặt ra với Bộ Công Thương tại phiên Họp báo thường kỳ Chính phủ tháng 1/2019.

 

Năm 2019 phải bứt phá, hiệu quả hơn, cải cách hơn

Thông tin tại buổi họp báo thường kỳ đầu tiên của năm 2019, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, tinh thần chỉ đạo của Thủ tướng là năm 2019 phải bứt phá, hiệu quả hơn, cải cách hơn, thực chất hơn năm 2018.