Ngày mai 'siêu lừa' Huyền Như tiếp tục hầu tòa

Thứ tư, 07/02/2018, 11:03 AM

Trong phiên tòa xét xử Huyền Như, HĐXX đã triệu tập ba cá nhân Nguyễn Văn Sẽ (nguyên Giám đốc Vietinbank chi nhánh TPHCM), Trương Hoàng Minh và Nguyễn Thị Minh Hương (nguyên Phó Giám đốc) với tư cách là người làm chứng và người có nghĩa vụ và quyền lợi liên quan.

ngay-xet-xet-xu-sieu-lua-huyen-nhu
Ngày mai Huyền Như lại hầu tòa.

Ngày 6/2, thẩm phán Huỳnh Anh Kiệt, Phó Chánh tòa Hình sự TAND TP HCM, xác nhận TAND TP HCM sẽ đưa vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" xảy ra tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank) ra xét xử sơ thẩm vào ngày 8/2

Hai bị can sẽ ra tòa là Huỳnh Thị Huyền Như (sinh năm 1978, nguyên quyền Trưởng phòng Giao dịch Điện Biên Phủ Vietinbank Chi nhánh TP HCM) và Võ Anh Tuấn (nguyên cán bộ văn phòng Vietinbank), bị truy tố về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Trước đó, TAND TPHCM dự kiến đưa ra xét xử vụ án này vào ngày 2/1 nhưng ngay trước ngày dự kiến diễn ra phiên xử, tòa đã bất ngờ trả hồ sơ cho Viện KSND Tối cao nhằm làm rõ tội danh của Huyền Như.

Có 14 luật sư tham gia bào chữa, bảo vệ quyền lợi trong vụ án. Trong đó, 2 luật sư bào chữa cho bị cáo Huỳnh Thị Huyền Như là luật sư Nguyễn Văn Ngoan (Đoàn luật sư TPHCM) và luật sư Lê Nguyễn Quỳnh Thi (Đoàn luật sư TPHCM).

Luật sư Phan Trung Hoài (Đoàn luật sư TPHCM) bào chữa cho bị cáo Võ Anh Tuấn.

Ngoài 5 công ty được tòa xác định là nguyên đơn dân sự trong vụ án gồm: Công ty CP chứng khoán Saigonbank - Berjaya (SBBS), Công ty CP đầu tư Hưng Yên, Công ty CP chứng khoán Phương Đông, Công ty CP Bảo hiểm Toàn Cầu, Công ty CP đầu tư và thương mại An Lộc, TAND TPHCM còn triệu tập 17 cá nhân liên quan trong vụ án đến tham dự phiên tòa.

Trong đó, 3 người được xác định "liên quan việc Huyền Như chiếm đoạt tiền" của các công ty cũng bị triệu tập gồm: ông Nguyễn Văn Sẽ (nguyên Giám đốc VietinBank Chi nhánh TPHCM), ông Trương Hoàng Minh và bà Nguyễn Thị Minh Hương (nguyên Phó giám đốc Vietinbank Chi nhánh TPHCM).

Theo cáo trạng, do kinh doanh thua lỗ, phải trả lãi suất cao, từ tháng 5/2011 đến tháng 9/2011, Huỳnh Thị Huyền Như đã lấy danh nghĩa đi huy động tiền gửi cho VietinBank để gặp, thỏa thuận với người môi giới, người đại diện của 5 công ty.

Huyền Như cam kết ngoài trả lãi suất theo quy định (14%/năm) sẽ trả thêm phí cho người môi giới tiền chênh lệch ngoài hợp đồng.

Khi các đơn vị này chuyển tiền vào tài khoản thanh toán của họ mở tại VietinBank, Như lập các chứng từ, ký giả chữ ký của chủ tài khoản, sử dụng quyền hạn là kiểm soát viên, trưởng phòng giao dịch để thực hiện chuyển tiền từ tài khoản của các đơn vị tại VietinBank đi trả nợ cá nhân. Tổng số tiền mà Như và đồng phạm lừa đảo chiếm đoạt được của 5 công ty là hơn 1.085 tỉ đồng.

Quá trình điều tra lại, VKSND Tối cao truy tố thêm 10 bị can nguyên là lãnh đạo, cán bộ Ngân hàng Navibank (hiện là Ngân hàng TMCP Nam Việt) về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Họ bị cho là đã để nhân viên đứng tên gửi 1.500 tỷ đồng vào Vietinbank thông qua Như và để cô ta chiếm đoạt 200 tỷ.

Trong thời gian TAND TP HCM nghiên cứu vụ án có nhiều bị can kêu oan, thời gian gia hạn điều tra lại quá ngắn, không đảm bảo khách quan. Từ đó, tòa đề nghị cơ quan điều tra tách hành vi của 10 người này để xử lý riêng vì độc lập với vụ án Huyền Như.

 

Huỳnh Thị Huyền Như tiếp tục hầu tòa

Huỳnh Thị Huyền Như bị cáo buộc tự huy động vốn để chiếm đoạt gần 1.100 tỉ đồng của năm công ty để trả nợ cá nhân.

 

Đại án Huỳnh Thị Huyền Như khó thu hồi 9.000 tỉ đồng

Cục thi hành án dân sự TPHCM vừa báo cáo kết quả công tác thi hành án dân sự năm 2017, trong báo cáo nêu rõ việc thi hành án có giá trị đặc biệt lớn, vụ việc trọng điểm như Huỳnh Thị Huyền Như đang gặp nhiều khó khăn.