Thêm 3 tỉnh phát hiện trường hợp bệnh nhân nhiễm vi khuẩn 'ăn thịt người'
Sau Hà Nội, các tỉnh như Thái Nguyên, Hà Tĩnh, Nghệ An... đã ghi nhận những trường hợp bệnh nhân mắc bệnh Whitmore.

Vừa qua, Bệnh viện TW Thái Nguyên cho hay vừa tiếp nhận và điều trị cho nam bệnh nhân tên M.V.D. (45 tuổi, Võ Nhai, Thái Nguyên) bị mắc bệnh Whitmore.
Theo tìm hiểu bệnh sử, ông D. bị bừa đâm vào mặt ngoài gối phải, đã vệ sinh và khâu vết thương. Sau đó, vết thương sưng nề, chảy dịch, vào viện chẩn đoán vết thương nhiễm trùng gối phải, được dùng 10 ngày kháng sinh Ceftizoxim + Tobramycin. Vết thương khô nên bệnh nhân đã ra viện.
Tuy nhiên chỉ sau 10 ngày, bệnh nhân lại phải nhập viện lại vì vết thương vẫn sưng nề, chảy dịch mủ, hình thành ổ apxe. Sau khi tiến hành thăm khám, bệnh nhân được hội chẩn khoa Bệnh Nhiệt đới và điều trị kháng sinh theo phác đồ điều trị bệnh Whitmore. Sau 3 tuần, vết thương vùng gối phải khô, liền sẹo tốt, bệnh nhân ra viện tiếp tục điều trị kháng sinh duy trì theo phác đồ.
Tại Nghệ An vào ngày 15/9, bác sĩ Nguyễn Thị Huyền Ngân - khoa tai mũi họng, Bệnh viện Sản nhi Nghệ An cũng cho biết bệnh viện này đã phát hiện và điều trị cho 3 bệnh nhi bị bệnh whitmore.
Các bệnh nhi gồm: Nghiêm Thanh T. (14 tuổi, ngụ huyện Đức Thọ, Hà Tĩnh), Hoàng Văn C. (10 tuổi, ngụ xã Thanh Ngọc, Thanh Chương, Nghệ An), Nguyễn Công H. (11 tuổi, ngụ xã Công Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An).

Thăm khám bệnh sử được biết gia đình thấy trẻ có triệu chứng giống bệnh quai bị nên đã tự chữa ở nhà nhưng bệnh không khỏi mà có dấu hiệu xấu đi. Ca 3 bệnh nhi được người nhà đưa đến viện với tình trạng ápxe viêm tuyến nước bọt mang tai, tình trạng chuyển biến nặng.
Đây là những trường hợp mới nhất kể từ sau khi Bệnh viện Bạch Mai công bố thông tin chỉ trong tháng 8 vừa qua, Trung tâm Bệnh nhiệt đới (BV Bạch Mai) đã liên tục tiếp nhận 12 ca mắc whitmore, trong đó có 4 ca đã tử vong.
Bệnh whitmore lây nhiễm gây ra bởi vi khuẩn Gram âm Burkholderia pseudomallei (trước đây có tên gọi là Pseudomonas pseudomallei). Vi khuẩn được tìm thấy trong nước bẩn, đất, lây lan sang người và động vật qua tiếp xúc trực tiếp với các nguồn ô nhiễm.
Các yếu tố nguy cơ của bệnh đã được xác ghi nhận trong rất nhiều nghiên cứu, 80% những người bị bệnh whitmore có một hoặc nhiều các yếu tố nguy cơ, điều đó cân nhắc rằng whitmore có thể là một nhiễm trùng cơ hội
Bệnh lây truyền khi tiếp xúc trực tiếp với đất và nước bề mặt bị nhiễm vi khuẩn B. pseudomallei. Người và động vật có thể nhiễm khuẩn mắc phải do hít phải hạt nước hoặc bụi có nhiễm vi khuẩn, uống nguồn nước nhiễm khuẩn hoặc tiếp xúc trực tiếp với đất nhiễm khuẩn, đặc biệt là qua xây xước nhỏ ngoài da. Bệnh rất khó lây từ người sang người.
Biều hiện lâm sàng của bệnh whitmore rất đa dạng. Mỗi thể bệnh có các triệu chứng lâm sàng khác nhau và do vậy có thể bị bỏ sót hoặc chẩn đoán nhầm với bệnh Lao và các bệnh lý viêm phổi thông thường.
Các thể bệnh thường gặp của whitmore là: Viêm phổi, nhiễm khuẩn huyết, nhiễm trùng tản mạn, nhiễm trung khu trú (áp xe cơ, áp xe phần mềm, viêm hạch, viêm xương, …).
Trước đó, Ngày 10/9 thông tin từ Bệnh viện Bạch mai cho biết đã tiếp nhận một bệnh nhân nữ đang trong trình trạng vi khuẩn whitmore ăn cánh mũi. Trước khi đến đây, bệnh nhân được chẩn đoán bị nhiễm trùng huyết do tụ cầu nhưng tại Trung tâm bệnh Nhiệt đới - Bệnh viện Bạch Mai, cấy máu và mủ ở vết thương cho kết quả dương tính với vi khuẩn whitmore.
Ngày 12/9, Bệnh viện Đa khoa Hà Tĩnh tiếp nhận điều trị bệnh nhân Đ.X.H. (61 tuổi, trú huyện Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh) mắc bệnh whitmore.
Trước khi nhập viện, bệnh nhân H. bị sốt cao liên tục, 2 ngón chân phải sưng, nóng, chảy dịch có mùi hôi... Các bác sĩ chỉ định lấy máu của bệnh nhân nuôi cấy và cho kết quả bệnh nhân mắc bệnh whitmore.
Những triệu chứng bệnh Whitmore 'ăn cánh mũi' con ngườiTriệu chứng bệnh Whitmore rất đa dạng nên bệnh nhân thường bị chẩn đoán nhầm với các bệnh khác như viêm phổi, lao phổi, áp xe cơ, nhiễm trùng huyết do các vi khuẩn khác như tụ cầu, liên cầu… |
'Căn bệnh lãng quên' ăn mũi người bất ngờ trở lại, tỷ lệ tử vong lên tới 40%Whitmore tưởng chừng như đã trở thành căn bệnh đáng sợ đã bị lãng quên, thế nhưng trong thời gian ngắn vừa qua căn bệnh này bắt đầu xuất hiện trở lại với tỷ lệ tử vong lên tới 40%. |
Nam giới bị 'gãy súng' bao lâu mới có thể quan hệ tình dục trở lại?Theo các chuyên gia y tế, ở Việt Nam, nguyên nhân hàng đầu dẫn tới gãy dương vật là do tự bẻ, một số trường hợp khác do va chạm vật cứng dẫn đến gãy. |
Cùng chủ đề
Vi khuẩn ăn thịt người là gì và nhiễm vi khuẩn ăn thịt người có chữa được không?
10 vụ ăn thịt người nổi tiếng thế giới
Ăn hàu sống, một người tử vong vì mắc vi khuẩn ăn thịt người
Nhà văn Văn Giá giải thích câu nói: 'Ăn thịt chó tức là ăn thịt người'
Ăn hàu sống, một người tử vong vì mắc vi khuẩn ăn thịt người

Vi rút lạ gây lo ngại giữa cuộc đại di cư mùa Xuân của Trung Quốc
07/01/2020, 11:34Triệu chứng ung thư phổi qua cách ho
06/01/2020, 10:40
Bộ Y tế nói gì về lo ngại việc ăn hoa quả, đồ ăn có cồn bị xử phạt?
06/01/2020, 10:03
Bộ Y tế khuyến cáo người dân không mua thuốc chữa ung thư qua mạng
06/01/2020, 09:49Khám sàng lọc tim mạch miễn phí tại Bệnh viện Bạch Mai
05/01/2020, 23:47
Loạn thần do nghiện rượu, người đàn ông tự cắt 'cậu nhỏ' của mình
04/01/2020, 09:46
Bệnh lạ bùng phát ở Trung Quốc, ít nhất 44 người nhập viện
04/01/2020, 09:15Thuốc diệt côn trùng tăng nguy cơ mắc bệnh tim
Nghiên cứu mới đây của các nhà khoa học từ Khoa Dịch tễ học và Khoa Sức khỏe Nghề nghiệp & Môi trường, Đại học Iowa cho thấy tiếp xúc với thuốc xịt côn trùng trong một thời gian dài có thể tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tử vong.
Người đàn ông đứt chân do tai nạn khi sử dụng máy cắt cỏ
Do máy cắt cỏ đã tháo tấm sắt bảo vệ, nên khi cắt cỏ, không may lưỡi dao của máy đập vào đá, vỡ và cắt vào chân, khiến bệnh nhân đứt 3/4 cẳng chân.
Cảnh báo tình trạng suy tuyến thượng thận do tự ý sử dụng thuốc chống viêm, giảm đau
Corticoid là 1 hormon của cơ thể, có rất nhiều tác dụng và đã được sản xuất để điều trị bệnh từ lâu. Tuy nhiên, việc tự ý sử dụng thuốc nói chung, các thuốc có Corticoid nói riêng không theo hướng dẫn của bác sĩ tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại cho sức khỏe và tính mạng người bệnh.
Cứu sống bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn do nghiện rượu
Bệnh nhân Hoàng Văn H. là một trường hợp sốc nhiễm khuẩn - Viêm tụy cấp nặng/xơ gan nghiện rượu và được chỉ định lọc máu liên tục cứu sống người bệnh đây là kĩ thuật lần đầu tiên được triển khai tại bệnh viện và từ nay sẽ triển khai thường quy khi người bệnh có chỉ định.
Hãy là bà nội trợ thông thái trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý
Tết Nguyên đán là thời điểm người dân có nhu cầu tiêu thụ lượng thực phẩm lớn nhất trong năm đặc biệt là các loại thịt, cá, giò, chả, bánh, mứt, kẹo, nước giải khát... Tuy nhiên đây cũng là thời điểm tình trạng thực phẩm “bẩn” nóng hổi nhất trong năm.
Suýt chẩn đoán nhầm ung thư phổi do bệnh nhân bắc mảnh ớt trong phế quản
Sau 2 tháng ho khan sau đó ho khạc ít đờm màu trắng đục, không khó thở, không đau ngực, không gầy sút cân. Bệnh nhân đã đi khám phát hiện mảnh ớt mắc kẹt trong phế quản.
Tăng cường giám sát dịch bệnh tại cửa khẩu sau khi Trung Quốc phát hiện 27 trường hợp mắc vi rút lạ
Kết quả xét nghiệm ban đầu cho thấy 27 trường hợp viêm phổi cấp do vi rút, tuy nhiên chưa xác định được nguyên nhân cụ thể.
Lần đầu ở Việt Nam phẫu thuật bắc cầu động mạch vành cho người bệnh lùn bẩm sinh và béo phì
Lấy tĩnh mạch hiển từ chính người nhà để làm cầu nối động mạch vành cho bệnh nhân hở van tim nặng kết hợp với hẹp tắc động mạch vành là phương pháp đầu tiên được áp dụng tại Việt Nam
Những người đột nhiên thành thiên tài sau khi bị chấn thương não
Hội chứng savant xảy ra khi não phản ứng với chấn thương. Hội chứng này đề cập đến các kỹ năng hoặc khả năng mới và đặc biệt ở một người trước khi bị chấn thương là “bình thường”.