Nghệ An xây 'biệt thự' cho bò giá 236 triệu đồng, người thì ở lều rách

Thứ năm, 23/07/2020, 07:05 AM

Trong khi những ngôi nhà ở của người đồng bào Ơ Đu vẫn còn lụp xụp thì giá mỗi chuồng bò có loại lên đến gần 236 triệu đồng mỗi chuồng khiến nhiều người choáng váng.

Trong khi những con bò được ở

Trong khi những con bò được ở "biệt thự" giá 236 triệu đồng thì người dân đang ở những lều lá rách nát.

 

"Biệt thự" cho bò giá 236 triệu đồng còn người ở nhà lều rách

Dư luận đang xôn xao, bàn tán đến vụ việc Nghệ An xây "biệt thự" cho bò giá có loại lên đến 236 triệu đồng mỗi chuồng.

Theo đó, Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội dân tộc Ơ Đu tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016 - 2025 được Thủ tướng phê duyệt vào năm 2016 với tổng kinh phí 120 tỷ đồng (trong đó ngân sách Trung ương là 90% và 10% ngân sách đối ứng địa phương). 

Ngày 11/7/2019, ông Lê Hồng Vinh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An ký Quyết định số 2618 về việc phân kinh phí thực hiện các hạng mục hỗ trợ, phát triển kinh tế - xã hội dân tộc Ơ Đu tỉnh Nghệ An năm 2019.

Trong phần hỗ trợ sản xuất của quyết định trên có 6 nội dung, bao gồm hỗ trợ con giống gia súc có hiệu quả kinh tế cao (cả kinh phí vắc xin tiêm phòng) với số tiền dự kiến là hơn 5,1 tỷ đồng; hỗ trợ khai hoang tạo đất sản xuất với kinh phí hơn 5,3 tỷ đồng; hỗ trợ cỏ, giống ngô, phân bón và các vật tư thiết yếu phục vụ nuôi, trồng và chế biến thức ăn cho gia súc, gia cầm hơn 1,5 tỷ đồng…

Đáng chú ý, trong mục hỗ trợ xây dựng chuồng trại gia súc theo quy hoạch lâu dài với số tiền gần 13 tỷ đồng tại bản Văng Môn, xã Nga My (huyện Tương Dương), chủ đầu tư đã cho xây dựng 67 chuồng trại.

Hình ảnh những chuồng bò giá trăm triệu đồng ở Nghệ An.

Hình ảnh những chuồng bò giá trăm triệu đồng ở Nghệ An.

Trong đó, có 4 chuồng loại 1 gần 510 triệu đồng, 53 chuồng loại 3 hơn 7,24 tỷ đồng. Đặc biệt, có 10 chuồng loại 2 hơn 2,36 tỷ đồng. Điều này đồng nghĩa với việc một chuồng bò tương ứng gần 236 triệu đồng.

Kích thước mỗi chuồng là 4,5 x 6,69m, chiều cao tường 2,7m; Trước và sau đều có hệ thống bạt cuốn che lạnh vào mùa đông, nền nhà bê tông. Phía trước là hành lang và máng đựng thức ăn...

Được biết, hạng mục xây dựng nhà ở cho bò đã được nghiệm thu và đưa vào sử dụng. Hiện tại, tổng vốn được ngân sách Trung ương cấp về cho dự án là 28,181 tỷ đồng, trong đó vốn sự nghiệp cấp năm 2018 là 18,182 tỷ đồng và vốn sự nghiệp cấp năm 2019 là 9,369 tỷ đồng. Tổng kinh phí đã thực hiện đối với đề án trên là 27,709,237 tỷ đồng.

Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An đơn vị chủ đầu tư được xây dựng 67 chuồng trại với tổng số tiền hơn 12,6 tỷ đồng kể trên.

Việc Nghệ An xây dựng chuồng bò giá trăm triệu đồng khiến dư luận không khỏi bàn tán. Trong bối cảnh đó, nhiều nhà người dân thậm chí còn tranh tre vách lứa, rách nát còn chuồng bò chẳng khác gì tiền xây biệt thự khiến nhiều người cho rằng, việc xây dựng chuồng bò như trên đối với đồng bào người Ở Đu là chưa thật sự cần thiết.

Còn đây là nhà người dân ở cạnh là chuồng bò. (Ảnh: Vietnamnet).

Còn đây là nhà người dân ở cạnh là chuồng bò. (Ảnh: Vietnamnet).

Chứng khiến cảnh "biệt thự" cho bò và nhà ở của đồng bào tại đây nhiều người phải ngán ngẩm. Bên cạnh đó, nhiều người dân cho rằng, với cuộc sống khó khăn của người Ơ Đu, việc Nghệ An xây dựng chuồng bò lên tới hàng trăm triệu đồng là khập khiễng, là "thừa giấy vẽ voi", thừa tiền xây "biệt thự" cho bò. Cũng có người nghi vấn chi phí xây dựng chuồng bò bị thổi phồng cần được cơ quan chức năng thanh tra làm rõ.

Cán bộ thẩm định "biệt thự" cho bò khẳng định làm đúng

Liên quan đến vụ việc này, trả lời báo chí ông Đặng Xuân Quyền - Trưởng Phòng Quản lý Xây dựng Công trình (Sở NN&PTNT Nghệ An, đơn vị thẩm định thiết kế và dự toán) cho rằng: Việc thẩm định giá dự án được thực hiện theo quy định của Nhà nước, đơn giá thống nhất chung của cả tỉnh. Không có chuyện muốn duyệt thế nào cũng được.

Theo ông Quyền, quy trình thẩm định giá là sau khi được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt đề án, Ban Dân tộc lựa chọn, thuê tư vấn để thiết kế các hạng mục công trình.

Đơn vị được thuê lập dự toán xây dựng chuồng bò là Công ty Cổ phần tư vấn và xây dựng Thiên Thành, ở TP Vinh do ông Lê Văn Hùng làm Giám đốc. Ông Hùng ký trình Sở NN&PTNT tỉnh Nghệ An thẩm định phê duyệt. (Ảnh: Vietnamnet).

Đơn vị được thuê lập dự toán xây dựng chuồng bò là Công ty Cổ phần tư vấn và xây dựng Thiên Thành, ở TP Vinh do ông Lê Văn Hùng làm Giám đốc. Ông Hùng ký trình Sở NN&PTNT tỉnh Nghệ An thẩm định phê duyệt. (Ảnh: Vietnamnet).

Căn cứ vào hồ sơ xây dựng chuồng trại gia súc mà Ban Dân tộc trình, Sở NN&PTNT sẽ kiểm tra lại khối lượng, định mức, chế độ và đơn giá quyết toán.

Kết quả thẩm định của Sở NN&PTNT được Sở Kế hoạch và Đầu tư và Ban Dân tộc trình UBND tỉnh ký phê duyệt.

“Việc thẩm định giá theo định mức ban hành của Bộ Xây dựng và liên Sở Tài chính – Xây dựng ban hành. Khi có khối lượng nhân với đơn giá sẽ thành tiền. Ngoài chi phí xây dựng, theo quy định của Nhà nước còn có chi phí thiết kế, chi phí quản lý dự án, chi phí giám sát, thuế”, tờ Vietnamnet dẫn lời ông Quyền nói thêm.

Đáng chú ý, việc xây dựng chuồng bò có kinh phí hàng trăm triệu đồng khiến dư luận cho rằng đề án này không thực tiễn, gây lãng phí tiền bạc của Nhà nước.

Bên trong những

Bên trong những "biệt thự" cho bò ở Nghệ An. (Ảnh: IT).

Tuy nhiên, ông Quyền lại cho rằng: “Dự án này không lãng phí bởi vì đây là xây dựng mô hình mẫu, mà mô hình mẫu là phải theo tiêu chuẩn định mức của chăn nuôi bò. Đối với chuồng bò đôi (loại 2), Ban Dân tộc sẽ hỗ trợ cho mỗi gia đình 4 con bò, 2 gia đình gần nhau thì gộp lại chuồng đôi. Vì đây là miền núi cộng với đơn giá của Nhà nước nên ra số tiền như vậy”.

Bắt cán bộ Phòng chính sách Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An

Liên quan đến sai phạm tại Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội dân tộc Ơ Đu tỉnh Nghệ An, tối 21/7, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nghệ An đã khởi tố, bắt tạm giam ông Kim Văn Bốn (SN 1982), cán bộ Phòng chính sách Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An để điều tra hành vi tham ô tài sản.

Theo cơ quan Công an, trong quá trình thực hiện Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội dân tộc Ơ Đu, ông Bốn lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao, thực hiện hành vi lập khống hồ sơ để rút tiền từ đề án.

Cơ quan điều tra xác định số tiền mà ông Bốn chiếm đoạt được lên đến hàng trăm triệu đồng, gây thiệt hại nghiêm trọng cho tài sản của Nhà nước.

Bài liên quan