Nghị định 116: Ô tô Thaco Trường Hải, Huyndai Thành Công hưởng lợi lớn?

Thứ ba, 27/02/2018, 17:44 PM

Nghị định 116 được cho đang đang gây khó khăn cho các hãng ô tô nhập nhẩu, trong khi đó doanh nghiệp ô tô nội như Trường Hải dường như được lợi nên mong muốn nghị định này tiếp tục được triển khai.

nhieu-chinh-sach-moi-co-hieu-luc-tu-thang-032018
Nghị định 116 được cho đang giúp Thaco Trường Hải, Huyndai Thành Công hưởng lợi lớn. Ảnh minh họa

Trái chiều quan điểm

Những ngày qua dư luận cũng như giới đầu tư kinh doanh ô tô dành sự quan tâm đặc biệt đến buổi làm việc giữa các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh ô tô với Tổ Công tác của Thủ tướng Chính phủ  do Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng làm Tổ trưởng liên quan đến việc thực hiện Nghị định 116/2017.

Tại buổi làm việc, dễ nhận thấy các hãng ô tô nhập khẩu đề nghị hoãn thực thi Nghị định 116 trong khi đó doanh nghiệp ô tô nội lại mong muốn nghị định này tiếp tục được triển khai.

Cụ thể, tại buổi làm việc ông Toru Kinoshita - Chủ tịch Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), Tổng Giám đốc Công ty Toyota Việt Nam (TMV) - cho rằng một số quy định trong Nghị định 116 không tuân thủ thông lệ quốc tế, các cam kết quốc tế, ảnh hưởng tiêu cực tới sản xuất và nhập khẩu ô tô của các thành viên VAMA.

nghi-dinh-116-o-to-thaco-truong-hai-huyndai-thanh-cong-huong-loi-lon
Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng chỉ trì cuộc đối thoại giữa các doanh nghiệp ô tô về Nghị định 116

Tương tự, ông Lâm Chí Quang, đại diện thương hiệu xe Toyota và Lexus, phản ánh phía Nhật Bản không cấp giấy chứng nhận kiểu loại như quy định tại Nghị định 116. Các nước xuất khẩu khác cũng không cấp giấy chứng nhận này cho xe xuất khẩu.

Trong khi đó đại diện doanh nghiệp ô tô nội, ông Trần Bá Dương, Chủ tịch HĐQT Công ty Thaco Trường Hải mong doanh nghiệp ô tô ngoại, rút lại đề nghị tạm hoãn thực thi Nghị định 116 vì làm như vậy là không công bằng giữa các doanh nghiệp tích cực tuân thủ và các doanh nghiệp ỷ lại rồi đưa ra các lý do để không thực hiện.

Chung quan điểm người đứng đầu Thaco Trường Hải, ông Lê Ngọc Đức, Tổng Giám đốc Tập đoàn Thành Công (liên doanh của Hyundai), đánh giá Nghị định 116 xuất phát từ quan điểm đưa ngành nghề sản xuất nhập khẩu ô tô vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện để bảo đảm an toàn, quyền lợi của người tiêu dùng.

Như vậy có thể thấy cùng một nghị định nhưng doanh nghiệp ô tô có hai quan điểm trái chiều. Vậy tại sao cùng kinh doanh mặt hàng ô tô, quan điểm của các doanh nghiệp lại trái chiều nhau?.

Theo tìm hiểu của phóng viên, nút thắt tại Nghị định 116/2017/NĐ-CP chính là quy định phải có giấy chứng nhận chất lượng.

Cụ thể, để được nhập khẩu các ô tô nhập khẩu (chưa qua sử dụng) vào Việt Nam doanh nghiệp nhập khẩu ô tô phải cung cấp được Giấy chứng nhận chất lượng kiểu loại ô tô nhập khẩu được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài;

Bản chính Phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài cấp cho từng ô tô;

Tài liệu về kết quả đánh giá điều kiện đảm bảo chất lượng của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô nước ngoài đối với nhà máy sản xuất ra kiểu loại ô tô nhập khẩu còn hiệu lực được cấp bởi cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nước ngoài.

Đây chính là điểm "gây khó" cho nhiều doanh nghiệp nhập khẩu ô tô hiện nay.

Với quy định này, doanh nghiệp nhập khẩu không thể nào có được văn bản xác nhận, hoặc tài liệu chứng minh, được nhà sản xuất ở nước ngoài ủy quyền thực hiện lệnh triệu hồi ô tô nhập khẩu tại Việt Nam.

Điều kiện này cũng không khác gì so với yêu cầu ô tô nhập khẩu phải có giấy ủy quyền chính hãng, như đã quy định tại Thông tư 20 trước đây của Bộ Công Thương trước đây.

Các quy định liên quan quy định có giấy chứng nhận xuất xứ từ nước sở tại, quy định kiểm định từng lô hàng... đang làm khó nhà kinh doanh. Thông tư hướng dẫn cần điều chỉnh hoặc chi tiết hóa vấn đề này. Mục đích không nhằm bảo vệ nhà nhập khẩu mà để yếu tố cạnh tranh thị trường được bình đẳng hơn.

Năm 2018, thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc từ ASEAN về Việt Nam xuống 0% nhưng những quy định trong Nghị định 116/2017/NĐ-CP sẽ là hàng rào phi thuế quan lớn để ngăn chặn làn sóng ô tô nước ngoài vào nước ta.

Tuy nhiên quy định Nghị định 116 lại đang tạo điều kiện cho các hãng sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước như Thaco Trường Hải, Huyndai Thành Công, hay xa hơn là Vinfast.

Câu chuyện ai có lợi sau khi Nghị định 116 có hiệu lực đã rõ, tuy nhiên ở khía cạnh người tiêu dùng Việt Nam điều cần nhất là giá xe giảm để người dân có cơ hội mua, sử dụng.

Năm 2018, thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc từ ASEAN về Việt Nam xuống 0%, giấc mơ sở hữu ô tô của người Việt tưởng chừng nhiều hơn nhưng Nghị định 116/2017 về điều kiện nhập khẩu, kinh doanh ô tô khiến giá xe không giảm được nhiều.

Mặt khác khi điều kiện nhập khẩu ô tô đưa ra khắt khe đẩy giá ô tô nhập tăng lên, trong khi một bộ phận người tiêu dùng mong muốn mua xe ô tô nhập khẩu vì tin rằng chất lượng tốt hơn lại gặp khó.

Ở chiều ngược lại, người tiêu dùng đặt câu hỏi ô tô lắp ráp trong nước liệu có giảm hay sau khi các hãng ô tô nhập bị loại khỏi thị trường, thế độc quyền thiết lập ô tô nội lại tăng giá?

Có lẽ điều người tiêu dùng mong muốn chất lượng ô tô nội địa được nâng cao bằng xe nhập nhưng giá thấp chứ không phải ô tô nội giá như xe nhập chất lượng lại thấp.

 

Xuất hiện trang web lừa tặng vé máy bay Vietnam Airlines miễn phí

Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa đưa ra khuyến cáo với khách hàng đề cao cảnh giác trước hành vi giả mạo, lừa đảo chương trình tặng vé máy bay Vietnam Airlines.

 

Giá vàng hôm nay ngày 27/2: Giá vàng trong nước giảm mạnh

Giá vàng hôm nay 27/2 trên thị trường thế giới tăng nhanh hiện giao dịch quanh mốc 1.339 USD/ounce. Trong khi đó giá vàng trong nước giảm nhanh sau tuần lễ ngày vía Thần tài.

 

Hyundai Santa Fe thế hệ mới chính thức trình làng, giá chưa đến 600 triệu đồng

Mẫu SUV Hàn Quốc Santa Fe đã chính thức có thế hệ mới vừa được ra mắt tại quê nhà với cả bản 5 chỗ và 7 chỗ, 3 trang bị động cơ, giá bán từ dưới 600 triệu đồng.