Nghịch lý giá xăng giảm, giá cước vận tải không nhúc nhích

Thứ ba, 11/12/2018, 06:21 AM

Một nghịch lý đã lặp đi lặp lại nhiều năm khi giá xăng dầu tăng, cước vận tải tăng theo rất nhanh, nhưng khi giá xăng dầu giảm, giá cước vận tải không nhúc nhích.

gia-xang-dong-loat-giam-manh-tu-15h-ngay-611
Một nghịch lý đã lặp lại nhiều năm nay là khi giá xăng dầu tăng, cước vận tải tăng theo rất nhanh. Ảnh minh họa

Mỗi lần giá xăng tăng giá thì kèm theo nhiều biến động về giá các mặt hàng khác. Trong khi đó, sau 4 lần giảm liên tiếp, trong đó có 3 đợt giảm ở mức khá sâu, giá cước các loại hình vận tải vẫn lặng thinh.

Tính từ đầu năm đến nay giá xăng dầu đã trải qua 4 lần giảm liên tiếp. Trước thời điểm điều chỉnh giá xăng dầu giảm liên tiếp (ngày 6/10/2018), xăng E5 RON92 có giá 20.906 đồng/lít; Xăng RON95-IIIbán mức 22.347 đồng/lít; Dầu diesel 0.05S: không cao hơn 18.611 đồng/lít; Dầu hỏa: không cao hơn 17.086 đồng/lít; Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 15.694 đồng/kg.

Tuy nhiên sau 4 lần giảm liên tiếp giá xăng thời điểm sau kỳ điều chỉnh ngày 6/12 giá xăng giảmmạnh. Cụ thể, xăng RON95-III giảm từ 22.000 đồng xuống còn 18.459 đồng/lít xăng A95. Xăng E5 từ mức 20.906 đồng/lít xuống mức 17.181 đồng/lít.

Tuy nhiên, ghi nhận giá cước taxi tại Hà Nội, thấy giá cước vẫn giữ như mức từ đầu năm.

Ngay xe taxi công nghệ Grab giá cước không thay đổi, thậm chí tăng cao hơn phụ thuộc vào thời điểm gọi xe, phụ thuộc thời tiết.

Trước bất cập này, trả lời báo chí chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long phân tích, xăng dầu chiếm khoảng trên 30% giá cước vận tải. Thế nên, khi xăng dầu giảm giá mà cước không giảm khiến người tiêu dùng cảm thấy bị “móc túi” 2 lần. Bởi, giá cả những mặt hàng liên quan khác cũng vin vào cước vận tải để “neo” giá theo.

Với hàng triệu người sử dụng dịch vụ vận tải, số tiền thiệt hại về phía người tiêu dùng và số lợi nhuận về người kinh doanh không hề nhỏ. Đây là hành vi ứng xử không công bằng với người tiêu dùng.

vinataxi-sap-nhap-voi-savico-lieu-co-canh-tranh-duoc-voi-grab
Khi giá xăng dầu giảm, giá cước vận tải không nhúc nhích. Ảnh minh họa

Doanh nghiệp vận tải không bao giờ “lấy đá ghè chân mình”, vì họ không bao giờ tự hạ giá. Khi yêu cầu giảm, doanh nghiệp chắc chắn vin nhiều lý do giải thích cho việc chưa, hoặc không giảm giá cước như: Cần tôn trọng cơ chế thị trường, để các doanh nghiệp cạnh tranh với nhau về giá... Rồi tổng mức tăng giá xăng dầu qua các lần điều chỉnh tăng vẫn cao hơn tổng mức giảm, mỗi lần điều chỉnh mất thời gian, tốn kém chi phí do phải cài lại đồng hồ, in lại hóa đơn...

Chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long khẳng định, những lý do doanh nghiệp đưa ra là không hợp lý. Bởi thực tế không ai có thể chối bỏ được là khi giá xăng tăng lập tức doanh nghiệp tăng giá cước.

Theo ông Long cần xem lại cơ chế quản lý của Nhà nước hiện nay với lĩnh vực này. Dù giá cước do doanh nghiệp vận tải tự định giá và điều tiết theo cơ chế thị trường. Thế nhưng, khi thị trường có khiếm khuyết, bất hợp lý, Nhà nước phải điều tiết để bảo vệ người tiêu dùng.

"Tuy không bắt được doanh nghiệp giảm giá cước, nhưng có thể dùng biện pháp kiểm tra lợi nhuận để yêu cầu nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với mức cao; Đồng thời, công bố trên phương tiện thông tin đại chúng giúp người dân biết để tẩy chay doanh nghiệp", chuyên gia kinh tế Ngô Trí Long cho biết.

Chung quan điểm, TS Nguyễn Xuân Thủy - Chuyên gia giao thôngđô thị cho rằng, câu chuyện giá xăng tăng mọi thứ tăng theo, nhưng giá xăng giảm giá cước không giảm không còn là mới.

Tâm lý chung của doanh nghiệp là đã tăng, không ai muốn giảm. Do đó, kinh tế thị trường nhưng nếu không có điều tiết của nhà nước sẽ không kiểm soát được giá cả, đặc biệt giá dịch vụ vận tải, vì liên quan tới lưu thông hàng hóa cho nền kinh tế.

“Khi giá xăng tăng giá dịch vụ tăng, nhưng khi giá xăng giảm giá dịch vụ không giảm, điều đó chứng tỏ sự giám sát của cơ quan quản lý nhà nước chưa tốt. Phải đảm bảo công bằng với người tiêu dùng, không lộn xộn, cạnh tranh công bằng, đó là trách nhiệm cơ quan quản lý”, ông Thủy nói.

Cho rằng không thể tăng giảm ngay, ông Nguyễn Anh Quân - Chủ tịch hãng taxi G7 cho biết, từ đầu năm đến nay giá xăng tăng 6 lần, có đợt điều chỉnh lên vượt mốc 20.000 đồng/lít nhưng G7 và nhiều các hãng vẫn quyết giữ ổn định cước taxi để “gồng mình” cạnh tranh với mô hình mới như Grab…

Theo vị này, giá cước không thể “lên xuống” ngay khi giá xăng, dầu tăng giảm. Các doanh nghiệp đều lên phương án dự tính giá xăng có thể tăng lên tới 25.000 đồng/lít hay giảm mạnh xuống dưới 17.000 đồng/lít mới bắt đầu tính chuyện điều chỉnh cước.

Bên cạnh đó theo ông Quân, muốn thay đổi giá cước, doanh nghiệp tốn khá nhiều thời gian và chi phí về thủ tục đăng ký điều chỉnh cước, thay đồng hồ cước, bảng biểu, kẹp chì… chứ không phải muốn tăng là tăng, giảm là giảm như Grab. Đó là lý các doanh nghiệp đều tính toán một mức nhất định.

 

Xăng giảm mạnh nhưng từ giá cước taxi đến grab 'bất động'

Giá xăng dầu đã có 3 lần giảm liên tiếp với mức giảm mỗi lần đều hơn 1.000 đồng tuy nhiên giá cước taxi, vận tải grab vẫn bất động, người tiêu dùng chịu thiệt.

 

Thị trường Giáng sinh 2018: Đánh mạnh vào sự bắt mắt

Trên các tuyến phố chuyên bán sản phẩm phục vụ cho dịp Noel tại Hà Nội, nhiều mặt hàng đã được bày bán nhộn nhịp. Lượng khách mua hàng đổ về nơi đây ngày một nhiều.

 

Ford Việt Nam 'quán quân' số lần triệu hồi ô tô năm 2018

Trong năm 2018, Ford Việt Nam có số lần triệu hồi xe nhiều nhất.