Ngoài cổ phiếu Ngân hàng Nam Á, bà Tư Hường để lại những tài sản gì cho gia đình?

Thứ hai, 18/03/2019, 06:19 AM

Ngoài cổ phần Ngân hàng Nam Á đang bị ông Nguyễn Chấn tố chiếm đoạt, bà Tư Hường còn để lại những công ty bất động sản với hàng chục dự án ở nhiều tỉnh, thành.

ngoai-co-phieu-ngan-hang-nam-a-ba-tu-huong-de-lai-nhung-tai-san-gi-cho-gia-dinh
Cố doanh nhân Tư Hường để lại khối tài sản lớn cho gia đình. 

Cố doanh nhân Trần Thị Hường (tên thường gọi Tư Hường) sinh năm 1936, tại Bình Định được biết đến là người sáng lập Tập đoàn Hoàn Cầu và Ngân hàng Nam Á - pháp nhân mà ông Nguyễn Chấn, chồng bà vừa cho biết đang bị một trong những người con trai chiếm cổ phần.

Bà Tư Hường là một trong những người giàu có và quyền lực nhất Việt Nam, nhà kinh doanh xuất sắc trong lĩnh vực bất động sản và ngân hàng. Bà nổi tiếng như một điển hình đi lên từ bàn tay trắng. Bà là Chủ tịch Tập đoàn Hoàn Cầu và chủ ngân hàng Nam Á. Hoàn Cầu chính một trong những đơn vị đã mang cuộc thi Hoa hậu Hoàn Vũ thế giới đến Việt Nam và mời được ca sĩ Lady Gaga đến biểu diễn.

Một trong những người con trai của bà Tư Hường là ông Nguyễn Quốc Toàn – người hiện đang giữ vai trò Chủ tịch HĐQT của Nam A Bank. Ông Toàn là chồng của Á hậu Dương Trương Thiên Lý.

Bà Tư Hường lớn lên trong hoàn cảnh gia đình khó khăn. Bà nói: "Tôi phải đi ở, rồi đi học may, học nhuộm quần áo, đi bán hàng, từng bước đi lên... Sau khi lấy chồng, tôi làm về công nghiệp được 5 năm, rồi sau đó thích làm bất động sản".

Năm 1993, bà Trần Thị Hường thành lập Công Ty TNHH Hoàn Cầu (Hồ Chí Minh), với vốn điều lệ 193 tỉ đồng. Bà Hường giữ chức Chủ tịch Hội đồng thành viên. Cùng trong năm này, Công ty Hoàn Cầu xây dựng nhà máy bia Khánh Hòa.

Bà góp 45% vốn, phần còn lại là chính quyền địa phương góp bằng đất đai. Vài năm sau, bà bán lại cho hãng San Miguel với giá 24 triệu USD, lãi 5 triệu USD từ thương vụ này.

Năm 1994, Công ty Hoàn Cầu xây dựng nhà máy Sài Gòn Cola ở quận Thủ Đức - TP. HCM. Sau đó, bà chuyển nhượng lại cho Coca Cola với giá 15 triệu USD. Tùy theo vốn góp, mỗi người con bà Tư Hường lãi 1-2 triệu USD.

Sau đó, bằng chiến lược trên, bà thu lời triệu đô bằng cách bán và xây dựng nhà máy nước tăng lực Lipovitan (khoảng 17 triệu USD).

Năm 2010, Tập đoàn Hoàn Cầu ký kết hợp tác với Tập Đoàn Deawoo - Hàn Quốc, thành lập Công ty TNHH liên doanh phát triển nhà Daewon - Hoàn Cầu, xây dựng dự án chung cư cao cấp Cantavil Hoàn Cầu.

ngoai-co-phieu-ngan-hang-nam-a-ba-tu-huong-de-lai-nhung-tai-san-gi-cho-gia-dinh
Bà Tư Hường chính là người  đưa Hoa Hậu Hoàn Vũ về tổ chức ở Việt Nam. 

Bà Hường là chủ đầu tư Quần thể nghỉ dưỡng Quốc tế Diamond Bay City, TTTM và Khách sạn Hoàn Cầu và 10 dự án khác tại Nha Trang với quỹ đất lên tới 1.600 hécta.

Năm 2014, Hoàn Cầu Group trở thành chủ sở hữu Trường Đại học Quang Trung Quy Nhơn và đồng sở hữu Đà Lạt Palace Golf Club, khách sạn Đà Lạt Palace, Du Parc Palace.

Ngày 13/5/2017, nữ doanh nhân Tư Hường qua đời nhưng khối tài sản bà để lại cho gia đình rất lớn.

Thông tin trong buổi gặp gỡ báo chí ngày 15/3, ông Nguyễn Chân – chồng bà Tư Hường cho rằng con trai lạm dụng sự tín nhiệm của gia đình, cấu kết với người ngoài nắm giữ khối tài sản 30.000 tỷ đồng.

Ông Chấn cho rằng, vào giữa năm 2016, bà Tư Hường bệnh nên có giao cho con là Nguyễn Quốc Toàn (sinh năm 1970) quản lý ngân hàng và Tập đoàn Hoàn Cầu, nhưng quyền sở hữu tài sản vẫn thuộc về vợ chồng ông.

ngoai-co-phieu-ngan-hang-nam-a-ba-tu-huong-de-lai-nhung-tai-san-gi-cho-gia-dinh
Ông Nguyễn Chấn trong buổi họp báo chiều qua (Ảnh: Báo Giao thông)

Nhưng theo ông Chấn, lạm dụng sự tín nhiệm của gia đình, và cấu kết cùng một số cá nhân, người con trai thứ của ông đã chiếm giữ hết tài sản của hai vợ chồng, ước tính khoảng 30.000 tỷ đồng. Số tài sản này gồm: cổ phiếu do Ngân hàng Nam Á phát hành; cổ phần tại các công ty trong hệ thống Tập đoàn Hoàn Cầu; các khoản đầu tư vào doanh nghiệp dưới hình thức góp vốn, mua cổ phần.

Khi phát hiện sự việc, gia đình ông Chấn đã tìm nhiều cách can ngăn, nhưng ngày 25/7/2018, một số người đột nhập bất hợp pháp vào nơi cư trú của ông tại đường Võ Văn Tần (quận 3), mở tủ két sắt của gia đình do ông trực tiếp quản lý, tiếp tục lấy đi nhiều hồ sơ pháp lý, giấy tờ chứng minh tài sản của vợ chồng ông. Ngay sau khi sự việc xảy ra, ông cho biết đã trình báo sự việc bị mất cắp các tài liệu trong két sắt lên Công an phường 6, quận 3, TP HCM.

ngoai-co-phieu-ngan-hang-nam-a-ba-tu-huong-de-lai-nhung-tai-san-gi-cho-gia-dinh

Ông Chấn cũng cho biết, các cổ phiếu và hồ sơ liên quan do người thân của ông đứng tên được cất trong tủ két của gia đình cũng bị sang nhượng có chủ ý cho những người ông không hề quen biết. Hậu quả là gia đình và người thân của ông hoàn toàn mất các cổ phiếu và mất quyền kiểm soát toàn bộ hoạt động tại Ngân hàng Nam Á. Các đối tượng trên sử dụng các quyền của cổ đông để được chia cổ tức và nắm quyền điều hành toàn bộ hoạt động của Ngân hàng Nam Á.

Ngoài ra, theo ông Chấn, các phần góp vốn, cổ phần trong Tập đoàn Hoàn Cầu (Công ty chính là Công ty TNHH Hoàn Cầu tại TP HCM và Công ty cổ phần Hoàn Cầu tại Nha Trang) và các khoản đầu tư vào các doanh nghiệp do ông nhờ người thân đứng tên, đều đã bị sang tên cho người khác để chiếm đoạt và phần lớn là do người làm công cũ tiếp tay với con trai thứ của ông chiếm giữ.

Hiện tại, ông Chấn cho biết đã gửi đơn tố cáo tới Cơ quan CSĐT Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Ủy ban Tư pháp Quốc hội, Thanh tra Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, Ủy ban chứng khoán Nhà nước... với mong muốn làm sáng tỏ vụ việc.

Ngay sau đó Ngân hàng Nam Á đã phát đi thông cáo cho rằng, thời gian qua, có nhiều thông tin liên quan đến các tranh chấp cổ phần, cổ phiếu giữa các cổ đông của Nam A Bank. Tuy nhiên, ban lãnh đạo nhà băng khẳng định các tranh chấp trên (nếu có) hoàn toàn là các quan hệ dân sự giữa cổ đông, không liên quan đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng - một công ty đại chúng hoạt động công khai, minh bạch và tuân thủ tuyệt đối các quy định pháp luật hiện hành.

 

Doanh nghiệp FDI lớn mạnh, GDP tăng nhưng nguồn lực kinh tế bị thu hẹp

Theo TS. Bùi Trinh, xét theo nguyên tắc thường trú thì sự lớn mạnh của khu vực FDI có thể làm tăng GDP nhưng lại làm nguồn lực của nền kinh tế ngày càng bị thu hẹp.

 

Giữa tâm bão tiêu chuẩn nước mắm, cổ phiếu Tập đoàn Masan liên tiếp giảm

Cổ phiếu MSN của Tập đoàn Masan đã giảm 3,6% sau 4 phiên giảm và 1 phiên tăng giá, đóng cửa ở mức giá 86.500 đồng/cp tuần qua.

 

Ngân hàng Nam Á: Lùm xùm cổ đông sáng lập tố mất tài sản, siết nợ chung cư ngay trước Đại hội đồng cổ đông 2019

Trước kỳ Đại hội đồng cổ đông dự kiến diễn ra tuần sau (ngày 23/3) Ngân hàng TMCP Nam Á – Ngân hàng Nam A Bank đang phải xử lý loạt thông tin bên lề.