'Ngoại giao Twitter' của ông Trump không thể giúp Mỹ giải quyết vấn đề với Trung Quốc

Thứ sáu, 06/09/2019, 10:06 AM

Tác giả David Ignatius trên tờ Washington Post đã viết: Trung Quốc là thách thức thời đại của nước Mỹ. Và Washington phải có chiến lược rõ ràng đối phó lại Bắc Kinh.

ngoai-giao-twitter-cua-ong-trump-khong-the-giup-my-giai-quyet-van-de-voi-trung-quoc
Tổng thống Mỹ Donald Trump và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Osaka, Nhật Bản hồi tháng 6/2019. Ảnh: AFP

Trong bài viết của mình, tác giả David Ignatius nhận định, chính sách đối ngoại ưu tiên hàng đầu của nước Mỹ trong giai đoạn hiện nay là tìm ra được chiến lược đối phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc, để làm sao vừa bảo vệ được lợi ích Mỹ nhưng không hất đổ nền kinh tế toàn cầu.

"Trung Quốc là thách thức thời đại của chúng ta, mọi sai lầm đều dẫn đến những rủi ro vô cùng lớn. Huawei - ông lớn công nghệ đóng đô ở Thẩm Quyến - cho rằng cuộc chiến này đang dựng lên một bức tường Berlin mới. Điều đó không đúng. Huawei và các hãng công nghệ Trung Quốc khác đã đánh cắp tài sản trí tuệ của chúng ta trong nhiều năm qua và cuối cùng sẽ phải chịu trách nhiệm với việc đó. Thế nhưng, điều thực sự nguy hiểm là chính nước Mỹ đang nói về một cuộc chiến tranh lạnh kỹ thuật số kéo dài hàng thập kỷ.

Chúng ta đang ở ngã tư đường: Tại một cuộc hội thảo về quan hệ Mỹ - Trung hồi tháng trước ở Đại học California, một đại biểu người Trung Quốc đưa ra dự đoán khá thẳng thắn về tương lai: 'Chúng tôi nghĩ chúng ta đang dần chia tách mối quan hệ của chúng ta'. Các quan chức trong chính quyền của ông Trump chỉ trích chính Trung Quốc mới là người gây ra sự chia rẽ, phủ nhận những cáo buộc nhắm vào các doanh nghiệp phương Tây, ngay cả khi Mỹ và đồng minh đã cung cấp cho họ công nghệ, đào tạo và thị trường tiếp cận.  

Nhưng điều gì sẽ diễn ra tiếp theo? Quan chức chính quyền Trump hy vọng tiến trình sẽ đưa đến một thỏa thuận thương mại sau cuộc gặp với một quan chức cấp cao Trung Quốc vào tháng Mười tới đây. Nhưng, Myron Brilliant - giám đốc chương trình quốc tế của Phòng thương mại công nghiệp Mỹ lại đưa ra cảnh báo: 'Có một sự suy giảm niềm tin giữa Washington và Bắc Kinh. Cần phải phục hồi nó trước khi làm việc khác'. 

Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm thứ Tư (4/9) nhắc lại rằng chính quyền của ông có kế hoạch từ chối sự tiếp cận của Huawei với công nghệ Mỹ. 'Đây là vấn đề an ninh quốc gia', ông Trump nói với phóng viên tại Nhà Trắng, 'Huawei là mối quan tâm lớn của quân đội chúng ta, của các đơn vị tình báo, và chúng ta không làm ăn với Huawei'. 

Quan chức Nhà Trắng nói rằng người Trung Quốc phạm sai lầm nếu họ nghĩ chính quyền sẽ tìm cách làm tê liệt Trung Quốc về mặt công nghệ. Họ cũng khẳng định mục tiêu không phải là đưa mọi thứ về thời chống Liên Xô mà là một chiến lược nào đó linh hoạt hơn. Một quan chức chính quyền cho biết, các đồng nghiệp của ông đôi khi đề cập đến chiến lược chưa được đặt tên này theo cách tương đối đơn giản, như là "danh từ". 

Vấn đề của chính quyền ông Trump là phải rút ra một quy trình an ninh quốc gia có thể đưa ra một kế hoạch có hệ thống để đối phó với Trung Quốc. Thế nhưng, chính sách lại đầy tính cá nhân và mang đậm phong cách thất thường của ông Trump. 'Tổng thống Trump chủ trì mọi vấn đề về Trung Quốc', cựu cố vấn chính sách châu Á của Nhà Trắng Michael Pillsbury phàn nàn. Nghe có vẻ lạ lùng, nhưng có vẻ nhận định đó chính xác. 

Những tranh cãi gay gắt về chiến lược Trung Quốc đang ngày càng trầm trọng hơn bởi không thể đưa ra được một tiến trình mang tính quyết định để giải quyết chúng. Một cánh thì muốn tiến hành các chính sách diều hâu với Trung Quốc như cố vấn thương mại Nhà Trắng Peter Navarro. Một cánh khác thì muốn thương lượng như Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin. Ở giữa là Ngoại trưởng Mike Pompeo - người có thiên hướng mà Trump sẽ nghe theo. 

Ông Trump có một bản tóm tắt 4 từ rất đơn giản để thể hiện quan điểm của mình về Trung Quốc, luôn được đưa ra như một thông tin chính thức của chính quyền: "Ông Tập là bạn". Ngoại giao cá nhân luôn hữu dụng, nhưng không thể thay thế một chính sách rõ ràng. 

Định hình một chiến lược thực sự về Trung Quốc phải là công việc số một của ông Trump (và người kế nhiệm ông nếu ông thất bại trong năm 2021). Tác giả Pillsbury đã mô tả thách thức này trong cuốn sách 'Cuộc đua Marathon trăm năm' của mình. Ông từng nói: 'Chúng ta cần thay đổi quỹ đạo hiện tại. Phải chạy nhanh hơn và rồi làm nó chậm lại". Đó là một công thức tốt, nhưng cả 2 mục tiêu đều đòi hỏi một chính sách đầy kỷ luật từ Mỹ - điều khó có thể được đáp ứng trong thời gian ngắn. 

Đưa ra quyết định đúng về Trung Quốc (hay tương lai công nghệ toàn cầu) đòi hỏi một cấu trúc hoạch định chính sách hợp lý của Hoa Kỳ. Ông Trump đã đúng khi đặt vấn đề thương mại và công nghệ Trung Quốc nghiêm trọng hơn so với những người tiền nhiệm. Nhưng thời gian để ông thể hiện quan điểm ngoại giao Twitter và thỏa thuận với "người bạn" Tập Cận Bình đã qua rồi. Các bước trên bàn cờ của Mỹ cần được hướng dẫn bởi một kế hoạch rõ ràng, không phải tùy thích". 

 

Thương chiến Mỹ - Trung có thể kéo dài đến 10 năm

Với việc Mỹ - Trung có thể nối lại đàm phán thương mại vào tuần tới cho thấy Bắc Kinh dường như đã “giơ cành olive” về phía Washington. Tuy nhiên, cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung không vì thế mà sớm chấm dứt.

 

Bất lợi của Việt Nam trong thương chiến Mỹ - Trung

Dữ liệu thực tế xuất nhập khẩu sang Mỹ, Trung Quốc trong 7 tháng đầu năm đang quay lưng với suy đoán 'Việt Nam hưởng lợi từ thương chiến'.