Người Anh luống cuống giữa nguy cơ Brexit ‘cứng’

Thứ năm, 07/02/2019, 16:04 PM

“Trò chơi đổ lỗi” đang diễn ra khi viễn cảnh không đạt được thỏa thuận Brexit nào ngày càng hiện rõ.

nguoi-anh-luong-cuong-giua-nguy-co-brexit-cung

Các nhà ngoại giao tại Brussels cho biết một viễn cảnh tồi tệ nhất của sự kiện Anh rời Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit, có thể xảy ra.

“Trò chơi đổ lỗi chính trị” đã bắt đầu để quy kết trách nhiệm cho cái kết nước đầy biến động: Anh rời khỏi EU mà không đạt được thỏa thuận nào.

Financial Times cho rằng viễn cảnh trên từng bị bác bỏ như một kết quả mang tính lý thuyết. Thế nhưng, nó lại trở thành một nguy cơ thật sự, kể từ khi Wesminster bác bỏ hoàn toàn bản thỏa thuận dự thảo của Thủ tướng Theresa May.

Sự việc trên buộc quá trình đàm phán phải bắt đầu lại, chỉ vài tuần trước ngày 29/3 – ngày nước Anh buộc phải ra đi theo giao kèo.

Những nhà ngoại giao điển hình như Thủ tướng Đức Angela Merkel, nhìn nhận sự thất bại của Brexit sẽ là động lực chuyển hướng sự ủng hộ đối với thỏa thuận cùng Wesminster.

Tuy nhiên, chính EU cũng đang điều chỉnh cách suy nghĩ và nguồn lực của họ, theo ba ưu tiên chính.

Chúng bao gồm đảm bảo cử tri của họ không buộc tội giới lãnh đạo về một “Brexit cứng”, tức Anh rời EU theo dạng dứt tình đoạn nghĩa, chẳng kèm theo thỏa thuận nào; giải quyết những tác động tiêu cực nhất của cuộc khủng hoảng, ngay cả khi phải thay đổi một số quy tắc của EU; cuối cùng, tìm cách đàm phán lại từng chút một.

Rem Korteweg, chuyên gia nghiên cứu tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Clingendael, Hà Lan, cho rằng quá trình đàm phán có thể được gia hạn thêm ba tháng.

“Nhưng điều này không có nghĩa là nước Anh có cơ hội cho một thỏa thuận khác. Nó nhằm cho EU thêm thời gian chuẩn bị trước viễn cảnh không có thỏa thuận”, ông Korteweg nói thêm.

Đi trước trong trò đổ lỗi

nguoi-anh-luong-cuong-giua-nguy-co-brexit-cung
Thủ tướng Anh Theressa May đang gặp quá nhiều rắc rối liên quan đến Brexit.

Brussels từ lâu đánh giá thấp khả năng thuyết phục được dân chúng Anh. Thay vào đó, trọng tâm của các quốc gia thành viên EU27 là chiến thắng tại sân nhà. Thách thức đầu tiên là đảm bảo bà May nắm thế chủ động đối với thỏa thuận.

Một nhà ngoại giao cấp cao của EU cho rằng bà May và Chủ tịch EU Donald Tusk đã có một cuộc gặp “đầy mệt mỏi” vào tuần trước.

Thủ tướng Anh gợi ý EU có thể đề xuất một số ý tưởng cứu cánh cho thỏa thuận Brexit. Ngược lại, ông Tusk khẳng định rằng Anh phải chủ động soạn thảo các giải pháp được đa số Hạ viện ủng hộ.

Giải quyết hậu quả

Các quốc gia EU có quan hệ thương mại khăng khít với Anh như Ireland, Hà Lan, Đức, Pháp hay Bỉ, sẽ không thể sử dụng một ảo tưởng nào che lấp được thực tế lộn xộn và đầy tốn kém của quá trình “Brexit cứng”.

EU buộc phải hành động để tránh các ảnh hưởng tồi tệ nhất. Nhóm quốc gia này đang lần lại các điều luật khẩn cấp ở mọi mặt, từ quyền di chuyển tới bồi thường cho những ngư dân bị mất quyền tiếp cận vùng biển nước Anh.

Thế nhưng, “Brexit cứng” được dự đoán sẽ trở thành một cuộc cách mạng pháp lý chỉ trong một đêm. Các nhà chức trách thừa nhận chuẩn bị mọi thứ để điều khiển sự lộn xộn hậu Brexit.

Tận dụng tối đa

Hai trong số những thách thức khó khăn của việc không đạt được thỏa thuận Brexit là biên giới với Bắc Ireland và khoảng trống trong ngân sách của EU. Cả hai vấn đề này được đánh giá vẫn chủ yếu bị bỏ qua trong các khâu chuẩn bị của EU.

Chúng quá quan trọng và có khả năng gây chia rẽ để bị xếp cuối cùng trong tiến trình đàm phán công khai. Hơn thế, các chuyên gia cho rằng các vấn đề trên nên là ưu tiên hàng đầu, khi EU quyết định mở cửa lại với Anh sau “Brexit cứng”.

Các nhà đàm phán cấp cao EU thầm tự tin rằng các biến động do Brexit sẽ ép Anh nhượng bộ chỉ sau vài tuần.

Cùng lúc đó, nhiều quan chức EU đang tìm cách lật lại từng yếu tố trong kế hoạch hỗ trợ Bắc Ireland. Đây là trở ngại chính cho quốc gia này được phê chuẩn tách khỏi Khối Thịnh vượng chung.

Một nhà ngoại giao EU cho rằng nước Anh “có thể sẽ quay lại bàn đàm phán khi ở một vị thế yếu hơn”.

 

Kịch bản nào sẽ xảy ra với Brexit?

Sau khi quốc hội Anh từ chối thỏa thuận Brexit (Anh rời EU) của Thủ tướng Theresa May ngày 15/1, dẫn tới cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm chính phủ, nhiều người đặt câu hỏi “Chuyện gì sẽ xảy ra với Brexit?”.

 

Anh sẽ trưng cầu dân ý về Brexit lần hai?

Ngay khi quốc hội Anh bác kế hoạch rời EU (Brexit) của Thủ tướng Theresa May, nhiều lãnh đạo EU gợi ý nước Anh có thể tổ chức trưng cầu dân ý lần hai.

 

Kế hoạch Brexit bị quốc hội bác bỏ, Thủ tướng Anh đối mặt nguy cơ bị bãi nhiệm

Quốc hội Anh ngày 15/1 đã phủ quyết kế hoạch Brexit (Anh rời EU) của Thủ tướng Theresa May. Kết quả có thể làm lung lay nội các của bà May và toàn bộ quá trình Brexit, Reuters đưa tin.