Người bị đau dạ dày nên và không nên ăn gì?

Thứ bảy, 11/01/2020, 06:25 AM

Người bị đau dạ dày ăn gì và không nên ăn gì là băn khoăn của rất nhiều người. Dưới đây là những thực phẩm không tốt cho người bị đau dạ dày mọi người nên tham khảo.

Bị đau dạ dày nên và không nên ăn gì là băn khoăn của rất nhiều người

Bị đau dạ dày nên và không nên ăn gì là băn khoăn của rất nhiều người

Đau dạ dày (viêm loét dạ dày) là tình trạng niêm mạc dạ dày và phần trên ruột non bị tổn thương. Đây là căn bệnh phổ biến do vi khuẩn H.Pylori (được xác định là thủ phạm của khoảng 80% các ca loét dạ dày, trên 95% các ca loét tá tràng và là nguyên nhân hàng đầu của bệnh ung thư dạ dày) gây ra cùng với thói quen ăn uống kém khoa học.

Khi bị viêm loét dạ dày, chức năng tiêu hóa thức ăn của dạ dày sẽ bị hạn chế nên việc lựa chọn thức ăn phù hợp là rất quan trọng. Vậy ăn gì và không nên ăn gì là điều đáng chú ý đối với người bị bệnh đau dạ dày.

Đau dạ dày không nên ăn gì?

- Thực phẩm có độ axit cao như: trái cây chua (chanh, cam, quýt), thực phẩm chua( dấm, mẻ), các loại nước ngọt, nước trái cây có ga, …

- Thực phẩm tạo hơi trong dạ dày như: giá đỗ, dưa cà muối, hẹ, hành, cần tây, ...

- Thực phẩm làm hư hại niêm mạc dạ dày như: rượu, bia, ớt, tỏi, cà phê, chè đặc, ...

- Thức ăn làm tăng tiết acid như: nước sốt thịt - cá đậm đặc, lạp xường, xúc xích, món rán, ...

- Thức ăn cứng, dai, gây cọ xát và hư hại niêm mạc dạ dày như: thịt nhiều gân, sụn, rau xơ già, củ - quả sống, ...

Bị đau dạ dày nên ăn gì?

Bữa sáng

Dưới đây là một số gợi ý giải đáp cho câu hỏi đau dạ dày nên ăn gì vào bữa sáng:

Bánh mỳ: hàm lượng tinh bột và tính chất giòn xốp của bánh mỳ sẽ có tác dụng như một miếng bông gòn hút hết acid dịch vị dư thừa được dạ dày tiết ra vào ban đêm. Người bệnh đau dạ dày có thể bắt đầu ngày mới bằng một chiếc bánh mỳ trứng để cung cấp năng lượng cho cơ thể.

Cháo: cũng như bánh mỳ, cháo giàu hàm lượng tinh bột, lại dễ tiêu hóa và không gây áp lực cho dạ dày. Ngoài cháo, người bệnh cũng có thể dùng dùng súp để tạo sự đa dạng cho bữa sáng.

Cơm: một chén cơm nhỏ cho buổi sáng chính là gợi ý hoàn hảo cho cả ngày tràn đầy năng lượng. Bạn có thể ăn cơm với một quả trứng nhỏ hoặc thịt nạc để cung cấp protein, giúp hồi phục chức năng dạ dày.

Các bữa trong ngày

Hoa quả: người đau dạ dày nên bổ sung một số loại trái cây như như đu đủ chín, chuối chín, mít, ổi, bơ, lựu, việt quất, dưa hấu… Việc lựa chọn đúng loại trái cây không chỉ giảm áp lực cho dạ dày mà còn giúp tăng cường sức đề kháng, hạn chế khó tiêu, ngăn ngừa táo bón, thúc đẩy sản sinh acidic, xoa dịu cơn đau dạ dày hiệu quả.

Rau củ: rau xanh và các loại củ luôn là lựa chọn an toàn và nhẹ nhàng cho một “chiếc” dạ dày đã bị tổn thương. Hãy thường xuyên bổ sung các loại rau củ như bắp cải, rau muống, cà tím, cà rốt, rau chân vịt, rau cải, mồng tơi, rau dền, bí ngô, rau bí, khoai lang, khoai tây…

Ngoài ra thì những loại gia vị quen thuộc trong bếp như tỏi, gừng… cũng là đáp án tuyệt vời cho câu hỏi đau dạ dày nên ăn gì.

Trứng và thịt: Trứng và thịt không chỉ cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cao mà còn giúp trung hòa axit trong dạ dày rất tốt. Có điều, hai loại thực phẩm này phải được nấu chín, ưu tiên các món thiên về nấu, luộc, hầm nhừ… không nên chiên rán hoặc ướp gia vị nướng.

ồ uống: Khi bị đau dạ dày, cơ thể của bạn sẽ thường xuyên rơi vào trạng thái mất nước, bởi vậy hãy bổ sung ít nhất 1,5-2 lít nước/ngày. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể sử dụng các loại thức uống khác như sữa nước dừa, nước yến, nước mía, trà xanh… và sữa chua, yakult, sữa tươi, sữa ensure....

Lưu ý, người bệnh chỉ nên sử dụng sữa sau khi ăn, không uống khi bụng trống rỗng để tránh nguy cơ đau bụng, cồn cào trong ruột.