Sự thật chiêu 'quảng cáo' chữa được dịch tả lợn châu Phi

Thứ tư, 13/03/2019, 13:58 PM

Trước nguy cơ lây lan dịch tả lợn châu Phi trên diễn đàn mạng xã hội đã xuất hiện nhiều bài viết được chia sẻ với nội dung “quảng cáo” rằng có thể chữa được bệnh dịch này.

nguoi-chan-nuoi-canh-giac-chieu-quang-cao-chua-duoc-dich-ta-lon-chau-phi
Trước nguy cơ lây lan dịch tả lợn châu Phi trên diễn đàn mạng xã hội đã xuất hiện nhiều bài viết được chia sẻ với nội dung “quảng cáo” rằng có thể chữa được bệnh dịch này. Ảnh minh họa

Trên một diễn đàn về chăn nuôi lợn của mạng xã hội facebook thời gian gần đây đã xuất hiện một số bài viết về một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thuốc thú y với nội dung công ty này có thể chữa khỏi lợn bị bệnh do virut dịch tả lợn châu Phi. Bài viết khẳng định công ty T. hiện đã “bào chế thành công thuốc chữa bệnh do virut, vi khuẩn hiệu quả cao ngoài mong đợi. Cam kết chữa khỏi bệnh chỉ sau 3 - 7 ngày!?”.

Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định những thông tin quảng cáo kiểu này đều là những thông tin thất thiệt, thiếu căn cứ khoa học, người dân cần hết sức tỉnh táo để tránh tiền mất mà lợn vẫn bị chết vì dịch, đặc biệt là càng khiến nguy cơ dịch lây lan nguy hiểm hơn.

TS. Nguyễn Viết Không - nguyên Phó Viện trưởng Viện Thú y, người có nhiều kinh nghiệm về dịch bệnh virut trên vật nuôi cho biết: Về lý thuyết kinh điển, bệnh do virut gây ra là không thể chữa khỏi hoàn toàn.

Tuy nhiên, khoa học về y tế cũng như thú y thế giới hiện đại ngày nay cũng đang có nhiều nghiên cứu về thuốc kháng virut dùng điều trị và phòng ngừa bệnh do virut gây ra. Ví dụ trong lĩnh vực y tế, hiện cũng đã có một số thuốc dùng điều trị và phòng ngừa bệnh cúm (điển hình như tamiflu) hay một số nghiên cứu về điều trị HIV...

“Tâm lý người chăn nuôi khi có lợn bị bệnh thì muốn chữa trị cho khỏi. Tuy nhiên, đây là điều rất nguy hiểm bởi nếu lợn bị bệnh DTLCP, cứ để lại tự chữa trị thì không chỉ lợn không thể khỏi được, mà nguy cơ lây lan dịch sẽ càng lớn. Vì vậy, khi phát hiện lợn có triệu chứng bị bệnh, người dân cần tỉnh táo, tốt nhất là người dân cần báo ngay cho cơ quan thú y để lấy mẫu, xét nghiệm và tuân theo các hướng dẫn xử lý của cơ quan thú y và chính quyền địa phương”, TS. Nguyễn Viết Không khuyến cáo.

Trước đó theo Thứ trưởng Bộ NN-PT&NT Hà Công Tuấn, do chưa có vacxin và thuốc điều trị đặc hiệu dịch tả lợn Châu Phi nên cần thực hiện nghiêm các biện pháp an toàn sinh học trong chăn nuôi, chính là giải pháp phòng bệnh hiệu quả nhất và quan trọng nhất.

Bên cạnh đó, kiểm soát vận chuyển lợn và các sản phẩm của lợn, thực hiện tốt chăn nuôi an toàn sinh học... Nếu phát hiện lợn mắc bệnh, phải xử lý triệt để ổ dịch ở phạm vi nhỏ và chưa lây lan. Trường hợp bắt giữ lợn và sản phẩm thịt lợn nhập lậu hoặc không rõ nguồn gốc phải tiêu hủy hoàn toàn.

Hiện Cục Thú y phát động tuyên truyền cho người dân thực hiện nghiêm nguyên tắc “5 không”: không giấu dịch, không mua bán vận chuyển lợn bệnh, lợn chết, không giết mổ tiêu thụ thịt lợn bệnh, thịt lợn chết, không vứt lợn chết ra môi trường, không sử dụng thức ăn dư thừa nuôi lợn mà không qua xử lý nhiệt.

Hiện mới có thêm Bắc Kạn phát hiện lợn dương tính với vi rút bệnh dịch tả châu Phi. Tính thời điểm hiện tại dịch tả lợn châu Phi đã xuất hiện tại 13 tỉnh thành trong cả nước. Theo Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), bệnh tả lợn Châu Phi là một bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi-rút African swine fever virus (ASFV) gây ra. Bệnh có đặc điểm lây lan nhanh trên loài lợn, ở tất cả các loại lợn với tỉ lệ lợn chết cao, lên đến 100%. Bệnh lây truyền qua các đàn lợn thông qua việc tiếp xúc với máu, dịch nhầy của lợn bệnh.

 

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh: Nước mắm pha chế từ nước mắm truyền thống thêm hương liệu, đóng gói là nước mắm giả

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cho rằng, nếu nước mắm được pha chế từ nước mắm truyền thống thêm hương liệu, chất tạo vị, tạo màu về đóng gói…Là nước mắm giả phải bị trừng trị trước pháp luật.

 

Thủ tướng: Công nghiệp ô tô hướng đến xuất khẩu

Thủ tướng yêu cầu ngành công nghiệp ô tô cần chú ý việc mở rộng thị trường, hướng tới xuất khẩu. Trong sản xuất, cần quan tâm bảo vệ môi trường.

 

Dịch tả lợn châu Phi: Trong 'tâm bão' giá heo hơi có cơ hội hồi phục

Dù giá heo hơi giảm do dịch tả lợn châu Phi nhưng theo các chuyên gia từ kinh nghiệm của Trung Quốc, giá heo hơi thời gian tới sẽ tăng.