Người dân bức xúc hóa đơn tiền điện: Có nên bán điện một giá?

Thứ sáu, 10/07/2020, 10:22 AM

Bộ Công Thương đang nghiên cứu phương án bán lẻ điện sinh hoạt một giá để người dân chọn lựa, đây được xem phương án song song với việc tính giá điện bậc thang.

Bộ Công Thương đang nghiên cứu phương án bán lẻ điện sinh hoạt một giá để người dân chọn lựa, đây được xem phương án song song với việc tính giá điện bậc thang.

Bộ Công Thương đang nghiên cứu phương án bán lẻ điện sinh hoạt một giá để người dân chọn lựa, đây được xem phương án song song với việc tính giá điện bậc thang.

Giá điện bình quân 1.864,44 đồng/KWh (chưa gồm thuế GTGT), trong phương án bán điện một giá, Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết, giá của phương án bán điện một giá đang được cân nhắc nhưng chắc chắn sẽ cao hơn giá điện bình quân hiện nay.

Với phương án này, dù lượng điện tiêu thụ bao nhiêu thì người dân vẫn được tính một giá, thay vì lũy tiến như hiện nay, dùng càng nhiều giá càng cao. Phương án tính giá định một giá song song với việc tính giá điện bậc thang để người dân lựa chọn phương thức tính giá.

Theod đánh giá của Bộ Công Thương những khách hàng sử dụng từ 400 KWh/tháng trở lên sẽ chọn phương án một giá, trong khi những khách hàng chiếm lượng lớn, sử dụng trung bình dưới 300 KWh/tháng có thể sẽ lựa chọn phương án biểu giá bậc thang, bởi sẽ có lợi hơn.

Nhận định việc Bộ Công Thương đưa cách tính điện một giá song song với tính giá điện bậc thang, chia sẻ trên tờ NLĐ, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu thị trường giá cả (Bộ Tài chính) - TS Ngô Trí Long, nhận định với phương án điện một giá, Bộ Công Thương sẽ xây dựng mức giá bán lẻ cho nhóm khách hàng sinh hoạt cao hơn giá điện bình quân hiện nay nhằm cân đối với 3 nhóm khách hàng còn lại là nhóm sản xuất, nhóm hành chính - sự nghiệp và nhóm kinh doanh. Đưa ra 2 cách tính giá điện cần đánh giá toàn diện để hài hòa lợi ích các bên.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội Bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam, ủng hộ biểu giá điện bậc thang, bởi sẽ khuyến khích người dân tiết kiệm điện, đồng thời hài hòa lợi ích cho những người sử dụng điện ít. 

Trước đó, người dân phản ánh hóa đơn tiền điện tăng vọt có người tăng gấp đôi trong tháng 5. Số liệu của EVN cũng cho thấy, đã có tới hơn 3,1 triệu khách hàng sinh hoạt trên tổng số 26 triệu khách hàng sử dụng điện sinh hoạt trên cả nước (tương đương khoảng 11,92%) có mức tiêu thụ điện của tháng 5 cao hơn 30% so với tháng 4/2020, đặc biệt trong số này có tới gần 1 triệu khách hàng có mức tiêu thụ điện tăng 50%, thậm chí có tới hơn 215 nghìn khách hàng có mức tiêu thụ điện tăng trên 300% so với tháng 4 trước đó.

Dù theo lý giải của EVN, do thời tiết nắng nóng kéo dài dẫn đến việc tiêu thụ điện tăng rất cao, tuy nhiên, một số khách hàng vẫn hoài nghi về tính chính xác của công tơ điện, số liệu công tơ sai lệch khiến số tiền điện phải trả tăng cao.

Vấn đề hóa đơn tiền điện, cách tính tiền điện của EVN càng gây xôn xao khi nhiều khách hàng bị ngành điện tính gấp hàng chục lần mức tiêu thụ điện thực tế. Điển hình như trường hợp khách hàng Trần Việt Dũng (tỉnh Quảng Bình) cho biết anh này bị tính mức tiêu thụ điện trong tháng 5 là 18.274 kWh. Trong khi đó, tháng trước đó, gia đình tiêu thụ mức 248 kWh. Như vậy, lượng điện tiêu thụ tăng hơn 33 lần.

Tương tự, một hộ gia đình sử dụng tổng tiền điện hơn 300 nghìn đồng nhảy phi mã lên gần 90 triệu đồng xảy ra Quảng Ninh càng khiến người dân nghi ngại.

Sau đó, Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) đã yêu cầu Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) kiểm tra, phúc tra toàn bộ hoá đơn điện tháng Sáu (tính cho kỳ dùng tháng 5) có lượng điện tiêu thụ tăng 30% so với tháng trước đó. 

Bài liên quan