Người đàn ông mang theo rắn cạp nia vào bệnh viện

Thứ sáu, 18/09/2020, 10:11 AM

Sau khi bị rắn cạp nia cắn vào tay, người đàn ông ở Gia Lai giết chết con vật và mang theo xác rắn vào phòng cấp cứu của bệnh viện.

Sau khi bị rắn cạp nia cắn vào tay, người đàn ông ở Gia Lai giết chết con vật và mang theo xác rắn vào phòng cấp cứu của bệnh viện.

Sau khi bị rắn cạp nia cắn vào tay, người đàn ông ở Gia Lai giết chết con vật và mang theo xác rắn vào phòng cấp cứu của bệnh viện.

Bệnh nhân Nguyễn Văn Hiệp (29 tuổi) bị rắn cạp nia cắn đang được điều trị tại Khoa Hồi sức tích cực - Chống độc, Bệnh viện Quân y 211 (TP Pleiku, tỉnh Gia Lai).

Trước đó, trong lúc ra vườn, bệnh nhân bị rắn quấn vào cổ chân. Người đàn ông cố gỡ con vật ra khỏi cơ thể nên bị cắn vào bàn tay phải. Bệnh nhân đánh chết con rắn ngay sau đó.

Khi biết con vật này là rắn cạp nia, gia đình lập tức đưa nạn nhân vào Bệnh viện Quân y 211 cấp cứu. Lúc này, người đàn ông chưa có biểu hiện bất thường, vết cắn rỉ máu.

Sau đó, bệnh nhân bị sụp mí, giãn đồng tử tối đa, đau họng, nói khó, há miệng hạn chế. Các bác sĩ nhanh chóng đặt ống nội khí quản và cho bệnh nhân thở máy.

Sau một ngày nhập viện, bệnh nhân bị liệt tứ chi, mạch nhanh, rối loạn điện giải. Với kinh nghiệm điều trị ca bệnh tương tự, các bác sĩ hồi sức cho người đàn ông theo phác đồ. Bệnh nhân được xử lý để chống các rối loạn điện giải, tim mạch, phòng biến chứng xẹp phổi, loét do thở máy, liệt kéo dài và khô mắt.

Sau 7 ngày, bệnh nhân cai được máy thở, ăn uống được nhưng còn sụp mí và giãn đồng tử. Đặc biệt, người đàn ông có thể nở nụ cười và giơ ngón tay để chụp hình.

Rắn cạp nia có đầu thon mảnh, con ngươi tròn, trên thân có các khoang màu đen, trắng xen kẽ. Chúng có tiết diện ngang hình tam giác, đoạn từ hông xuống đuôi dẹp dần thành điểm nhọn.

Nọc rắn cạp nia có chứa các độc tố hậu synape gây liệt mềm kéo dài, tăng thải natri qua thận dẫn tới hạ natri máu. Nạn nhân thường bị liệt cơ dẫn tới suy hô hấp và tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

Bài liên quan