Người Houthi ở Yemen đang phát động chiến tranh dầu mỏ mới?

Thứ ba, 17/09/2019, 06:22 AM

Tổ chức đầu tiên lên tiếng nhận trách nhiệm cho vụ không kích vào cơ sở sản xuất dầu lớn nhất Arabia Saudi ngày 14/9 là lực lượng phiến quân Houthi, vốn có đầy đủ động cơ lẫn phương tiện để thực hiện đợt tấn công.

2_1.jpeg
Ảnh chụp vệ tinh do chính phủ Mỹ công bố cho thấy riêng nhà máy Abqaiq có gần 17 điểm không kích trúng mục tiêu. Đồ họa: AP, Việt hóa: Zing News

Sự can thiệp của người Ả Rập ở Yemen

Trong mùa xuân Ả Rập, người Yemen đã thành công lật đổ chính phủ độc tài Ali Abdullah Saleh 2012. Tuy nhiên tổng thống mới Hadi không thành công trong công cuộc đoàn kết người dân ở đất nước vốn có nhiều chia rẽ sâu đậm.

Người Houthi (hay Ansar Allah) là phong trào và nhóm quân sự Shia Zaidi Shia ở miền Bắc nước này. Phiến quân Houthi hình thành những lực lượng vũ trang từ 1994. Sau chính biến, họ cảm thấy bị đẩy ra ngoài lề. Họ, được cho là có hậu thuẫn của Iran, hội nhập với nhóm trong quân đội trung thành với cựu tổng thống Saleh giành quyền kiểm soát chính quyền Yemen thông qua một loạt hành động vào năm 2014 và 2015.

Arabia Saudi và nhiều quốc gia khác lên án hành động của người Houthi là vi hiến. Đến ngày 25/3/2015, tổng thống được quốc tế công nhận Abd Rabbuh Mansur Hadi phải trốn ở Aden, miền nam Yemen, nơi ông tuyên bố là thủ đô tạm thời. Một phần của phe tấn công được lãnh đạo bởi Ahmed Saleh, con trai của cựu tổng thống Ali Abdullah Saleh, đã bị hạ bệ năm 2012, mong muốn là sẽ dành lại quyền lực.

Stephen Seche, cựu đại sứ Hoa Kỳ tại Yemen, bình luận các nước Vùng Vịnh đã phóng đại vai trò của Iran đối với lực lượng người Houthi. Ông từng nói: "Với cuộc can thiệp quân sự này, thế giới người Sunni muốn nói với Iran: Hãy rời khỏi sân sau của chúng tôi”.

Iran luôn bị đổ lỗi đã đứng đằng sau các cuộc tấn công về quân sự của nhóm Houthi để họ có thể dành thêm ảnh hưởng tại một thủ đô khác ở Trung Đông và làm mất ổn định biên giới miền nam Arabia Saudi.

Ngày 26/3/2015, liên minh Arabia Saudi và 9 nước (bao gồm: Ai Cập, Maroc, Jordan, Sudan, Kuwait, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Qatar, Bahrain và Pakistan) đã tiến hành cuộc tấn công nhằm vào Yemen. Cuộc tấn công đã khởi đầu cho một cuộc chiến bất tận ở Yemen cho đến ngày nay.

Yemen nhận trách nhiệm cuộc tấn công nhắm vào cơ sở sản xuất dầu lớn nhất Arabia Saudi

Ngày 14/9, hai nhà máy ở Abqaiq và Khurais bị tấn công bằng máy bay không người lái vào ngày khiến Arabia Saudi tổn thất gần 6 triệu thùng dầu mỗi ngày, tương đương 50% khả năng sản xuất của đất nước và 5% nhu cầu dầu của thế giới mỗi ngày. Quốc gia này nhanh chóng phải đóng cửa các cơ sở sản xuất dầu.

Cùng ngày, lực lượng Houthi tại Yemen thừa nhận thực hiện vụ tấn công bằng máy bay không người lái nhằm vào 2 nhà máy của Aramco ở thành phố Abqaia và Khurais của Saudi Arabia.

Theo kênh truyền hình vệ tinh Al-Masirah của Houthi, lực lượng này đã mở một chiến dịch quy mô lớn gồm 10 máy bay không người lái nhằm vào 2 cơ sở dầu mỏ này.

Đại diện Houthi cảnh báo các cuộc tấn công sẽ khiến tình hình tại Saudi Arabia tồi tệ hơn và Riyadh phải chấm dứt tấn công nhằm vào Houthi tại Yemen.

Arabia Saudi và đồng minh tin Iran đứng đằng sau tất cả

Người Mỹ từ lâu vẫn cảnh giác về sự dính líu sâu vào cuộc chiến tranh ở Yemen, chỉ chia sẻ một cách có chọn lọc thông tin tình báo với Saudi Arabia về những mối đe dọa từ phiến quân Houthi được Iran chống lưng - lực lượng đã thừa nhận gây ra vụ tấn công trên.

Trong một động thái khác, Tổng thống Mỹ Donald Trump cùng ngày đã chất vấn tuyên bố của Iran về việc Tehran không liên quan gì tới vụ tấn công vào các cơ sở lọc dầu ở Saudi Arabia.

Trên mạng xã hội Twitter, ông Trump viết: “Nên nhớ, khi Iran bắn hạ một chiếc máy bay không người lái, họ cố ý nói rằng nó đang ở trong ‘không phận’ của họ, nhưng trên thực tế, nó không ở gần đó. Họ đã kiên trì bám vào câu chuyện đó mặc dù biết rằng đó là một sự dối trá. Giờ đây, họ nói rằng, họ không liên quan gì tới cuộc tấn công nhằm vào Saudi Arabia. Chúng ta sẽ chờ xem?"

Trong khi đó, Liên minh quân sự của Arabia Saudi cho rằng vụ tấn công không xuất phát từ Yemen, nơi hoạt động của Houthi, theo kết quả điều tra sơ bộ.

Phát ngôn viên của liên minh, đại tá Turki al-Malki, nói cuộc điều tra về cuộc không kích đã được tiến hành từ hôm 14/9 và hiện vẫn đang tiếp tục xác định địa điểm xuất phát của các máy bay không người lái.

"Kết quả sơ bộ cho thấy các vũ khí là của Iran và chúng tôi đang điều tra để xác định vị trí... Cuộc tấn công khủng bố không bắt nguồn từ Yemen như lực lượng phiến quân Houthi tuyên bố", Reuters trích ông Malki nói trong một cuộc họp báo ở Riyadh.

Ông cho biết các nhà chức trách sẽ công bố vị trí nơi máy bay không người lái xuất phát trong cuộc họp báo muộn hơn.

Trong khi Iran khẳng định không liên quan đến vụ việc, Tổng thống Hassan Rouhani đã chỉ trích cả Mỹ và Arabia Saudi về tình hình ở Yemen hiện nay.

“Người Mỹ ủng hộ Arabia Saudi và UAE. Trong khuôn khổ các hoạt động quân sự do Mỹ lãnh đạo, họ vận chuyển vũ khí và cung cấp thông tin tình báo.

Chúng tôi thấy điều này mỗi ngày, những người dân vô tội phải chịu thiệt mạng ở Yemen, và tình hình ở khu vực này vẫn đang bất ổn”, ông Rouhani tố cáo.

 

5 lo ngại về nguồn cung dầu sau khi các cơ sở dầu Arab Saudi bị tấn công

Cuộc tấn công vào trung tâm của ngành công nghiệp dầu mỏ Arab Saudi gây thiệt hại cho cả cơ sở chế biến dầu mỏ lớn nhất thế giới, đã đẩy giá dầu lên mức cao nhất trong gần 4 tháng qua, gây ra nhiều lo ngại về nguồn cung dầu thế giới.

 

Mỹ - Iran tranh cãi về vụ tấn công cơ sở dầu mỏ của Ả rập Xê-út

Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã cáo buộc Iran tấn công vào các nhà máy xăng dầu của Saudi Arabia và cho rằng Tehran đã ngụy tạo bằng chứng ngoại giao giả. Phía Iran thì cho rằng Mỹ và các đồng minh “mắc kẹt” ở Yemen, việc đổ lỗi Iran trong việc các nhà máy lọc dầu Saudi Arabia bị tấn công “sẽ không chấm dứt được thảm họa”.