Người về từ Đà Nẵng không khai báo y tế sẽ bị xử lý hình sự

Thứ tư, 12/08/2020, 20:09 PM

Diễn biến dịch Covid-19 sau khi bùng phát trở lại và phức tạp hơn, những người trốn cách ly, đi về từ vùng dịch mà không khai báo y tế sẽ bị xử lý hình sự.

Người về từ Đà Nẵng không khai báo y tế sẽ bị xử lý hình sự . (ảnh minh họa)

Người về từ Đà Nẵng không khai báo y tế sẽ bị xử lý hình sự . (ảnh minh họa)

Người về từ Đà Nẵng không khai báo y tế sẽ bị xử lý hình sự.

Mới đây, ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND TP HCM tại cuộc họp Ban chỉ đạo Phòng chống dich Covid-19 đã chỉ đạo cơ quan chức năng xem xét xử người về từ Đà Nẵng không khai báo y tế sẽ bị xử lý hình sự tại từ ngày 01/7 tại TP HCM

Đồng thời, ngành y tế TP HCM cũng đề nghị những chưa khai báo y tế khẩn trương liên hệ cơ sở y tế địa phương thực hiện khai báo và lấy mẫu xét nghiệm. Cùng với đó, các quận huyện sẽ tiếp tục nhân thôg tin khai báo y tế để làm xét nghiệm tầm soát cho đến hết ngày 14/8. Nếu sau thời gian trên, UBND thành phố sẽ tiến hành xử lý hình sự với các trường hợp cố tính không khai báo y tế hoặc khai báo không trung thực.

Bên cạnh việc khai báo y tế, một thẩm phán công tác tại TP HCM cũng nhìn nhận việc trốn và né tránh cách lý không còn là một vẫn đề mới. Thực tế khi có lệnh của cơ quan chức năng về cách ly, phong tỏa, kiểm tra y tế, thì tái diễn tình trạng hàng chục trường hợp vi phạm. Vì vậy, chính quyền và cộng đồng đều kêu gọi tinh thần tự giác, trách nhiệm của mỗi cá nhân với xã hội, đặc biệt là thông qua ý thức chấp hành quy định cách ly y tế, đảm bảo an toàn phòng, chống dịch bệnh.

Nhưng nếu trường hợp nào vi phạm thì Nhà nước vẫn kiên quyết xử lý trách nhiệm về mặt hành chính cũng như hình sự. Vì vậy, người từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, có thể bị phạt hành chính từ 2 - 5 triệu đồng.

Đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A, hoặc mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A từ chối, hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, thì mức hình phạt sẽ là 5 - 10 triệu đồng theo Nghị định 176 năm 2013 của Chính phủ.

Đồng thời, buộc phải tiếp tục thực hiện việc cách ly y tế theo khoản 3, điều 10 Nghị định 176 năm 2013 của Chính phủ.Đồng quan điểm, luật sư Nguyễn Minh Cảnh (nguyên thẩm phán TAND TPHCM) cho biết nếu người đã được thông báo mắc bệnh, người nghi ngờ mắc bệnh hoặc trở về từ vùng có dịch Covid-19 đã được cách ly, mà trốn khỏi nơi cách ly gây lây lan dịch bệnh Covid-19, thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người” theo điều 240 bộ luật Hình sự năm 2015.

“Trường hợp nếu người chưa xác định mắc bệnh Covid-19 nhưng sống trong khu vực đã có quyết định cách ly, phong tỏa mà trốn khỏi khu vực bị cách ly, phong tỏa, gây thiệt hại từ 100 triệu đồng trở lên do phát sinh chi phí phòng, chống dịch bệnh, thì bị xử lý về tội vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người theo quy định tại Điều 295 Bộ luật Hình sự năm 2015”, luật sư Cảnh nói.

Liên quan tới vấn đề trên, Hội đồng thẩm phán TAND tối cao đã ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng và tổ chức xét xử đối với hành vi vi phạm pháp luật phổ biến có đủ yếu tố cấu thành tội phạm trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19.

Có thể phải lãnh mức án 12 năm tù

Điều 240 bộ luật Hình sự năm 2015 quy định “tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người”:

1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người, thì bị phạt tiền từ 50 - 200 triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 1 năm đến 5 năm:

a. Đưa ra hoặc cho phép đưa ra khỏi vùng có dịch bệnh động vật, thực vật, sản phẩm động vật, thực vật hoặc vật phẩm khác có khả năng lây truyền dịch bệnh nguy hiểm cho người, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

b. Đưa vào hoặc cho phép đưa vào lãnh thổ Việt Nam động vật, thực vật hoặc sản phẩm động vật, thực vật bị nhiễm bệnh hoặc mang mầm bệnh nguy hiểm có khả năng lây truyền cho người;

c. Hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 5 năm đến 10 năm:

a. Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế;

b. Làm chết người.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 12 năm:

a. Dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ.

b. Làm chết 2 người trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20 - 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 1 năm đến 5 năm.