Nguy cơ thiếu điện 2019: Đâu là giải pháp căn cơ?

Thứ tư, 05/12/2018, 11:30 AM

Điện là đầu vào, động lực của hầu hết quá trình sản xuất kinh doanh, chỉ đạo của Thủ tướng không để thiếu điện là rất đúng. Nhưng trước nguy cơ thiếu điện năm 2019 cần giải pháp căn cơ, bền vững.

nguy-co-thieu-dien-2019-dau-la-giai-phap-can-co
Điện là đầu vào, động lực của hầu hết quá trình sản xuất kinh doanh, chỉ đạo của Thủ tướng không để thiếu điện là rất đúng. Nhưng trước nguy cơ thiếu điện năm 2019 cần giải pháp căn cơ, bền vững. Ảnh minh họa

Những ngày qua câu chuyện thiếu điện vào năm 2019 thu hút sự quan tâm của dư luận. Đặc biệt sau khi Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) thông tin năm 2019 có thể thiếu điện, dẫn đết cắt điện luân phiên.

Sốt ruột vấn đề này, tại cuộc họp thường ký Chính phủ tháng 11 ngày 3/12 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, ngay từ đầu nhiệm kỳ, ông đã có nhiều cuộc họp, có nhiều giải pháp để bảo đảm cung cấp đủ nguồn điện đến sau năm 2020, bởi nếu nền kinh tế thiếu điện sẽ gây ra tác động khôn lường. Thủ tướng bày tỏ thái độ cương quyết nếu để mất điện, một số người phải mất chức.

“Tôi đã nói rất nhiều lần rồi, nếu như mất điện, một số đồng chí phải mất chức. thái độ chúng ta phải cương quyết. Tôi đã viết rất nhiều thư cho các đồng chí có liên quan về việc chuẩn bị điện ngay từ đầu năm. Cái tập thư mà tôi viết còn rất nhiều về những chỉ đạo này”, Thủ tướng Chính phủ nói.

Thủ tướng cho rằng Bộ Công Thương, EVN phải xem lại chỉ đạo của mình ra sao, để xảy ra tình trạng đe dọa cắt điện trong thời gian tới.

Khác với ngành khác điện là đầu vào, động lực của hầu hết quá trình sản xuất kinh doanh. Chả thế trong Bộ luật Hình sự 2015 điều 199 nêu rõ: Người nào cắt điện không có căn cứ, không thông báo theo quy định; từ chối cung cấp điện không có căn cứ; trì hoãn việc xử lý sự cố điện không có lý do chính đáng sẽ bị phạt tiền từ 30 triệu đến 150 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm.

Trở lại vấn đề, sự quyết liệt của Thủ tướng trong vấn đề thiếu điện là cần thiết, tuy nhiên thực tế ngành điện cũng gặp khó khăn. Cụ thể, nguồn thủy điện gần như đã kha thác tối đá, trong khi nguồn điện mặt trời, điện gió chưa phát triển. Nguồn cung còn lại là nhiệt điện thì than đá, giá dầu tăng.

Thực tế này đặt ra câu hỏi đâu là giải pháp căn cơ cho vấn đề thiếu điện?

Trao đổi với phóng viên, chuyên gia kinh tế - TS. Nguyễn Minh Phong cho biết, chỉ đạo của Thủ tướng không được để thiếu điện năm 2019 đặt ra ngành điện phải chủ động có giải pháp đối phó với những biến động có thể xảy ra năm 2019.

Đánh giá nguy cơ thiếu điện năm 2019 được đưa dựa vào dự báo năm tới mưa ít, thời tiết khô hạn dẫn đến giảm thủy điện. Giá than đá, giá dầu tăng ảnh hưởng đến nhiệt điện. Trong khi điện gió và điện mặt trời chiếm số lượng rất nhỏ.

nguy-co-thieu-dien-2019-dau-la-giai-phap-can-co
Chuyên gia kinh tế - TS.Nguyễn Minh Phong. 

“Tuy nhiên đây mới chỉ là dự báo, nếu năm tới mưa nhiều thủy điện không bị ảnh hưởng, giá nguyên liệu than đá, giá dầu không tăng thì rõ ràng nguy cơ thiếu điện không còn”, TS. Nguyễn Minh Phong cho biết.

Theo TS. Phong, khi ngành điện đưa ra nguy cơ thiếu điện phải đồng thời đưa ra giải pháp cho vấn đề này. Chính phủ nói không tăng giá điện năm 2018, còn 2019 có thể tăng hoặc không tăng nhưng cần minh bạch để người dân, dư luận được biết.

Cũng theo TS. Nguyễn Minh Phong trong tương lai để đối phó tình trạng thiếu điện cần có giải pháp căn cơ: Thứ nhất, phát triển nguồn điện từ năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời.

Thứ hai, thực hành tiết kiệm điện bằng việc sử dụng trang thiết bị tiêu thụ, sử dụng ít điện năng.

Thứ ba, ngành điện cần minh bạch giá thành sản xuất điện, giá bán điện cũng như căn cứ tăng giá điện.

Báo cáo của EVN cho thấy, nhu cầu điện của Việt Nam tăng đều đặn khoảng 10%/năm gây áp lực cho việc sản xuất cung ứng. Năm 2017, sản lượng điện thương phẩm của EVN đạt 175 tỷ kWh. Nếu so sánh với sản lương điện thương phẩm năm 1995 (14,6 tỷ kWh), thì sản lượng đã tăng 12 lần.

Điện thương phẩm bình quân đầu người của cả nước tăng từ 156 kWh/người/năm (năm 1995) lên 1.850 kWh/người/năm của năm 2018.