Thứ tư, 25/04/2018, 22:07 PM
  • Click để copy

Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl: Ám ảnh khôn nguôi sau thảm họa hơn 30 năm

Thảm họa nguyên tử ở nhà máy điện hạt nhân Chernobyl cho đến nay vẫn là nỗi ám ảnh của nhân loại, dù đã hơn 30 năm xảy ra. Ngày nay, để đảm bảo tính an toàn, các kỹ sư vẫn phải thường xuyên kiểm tra tình trạng của cỗ “quan tài bê tông” này.

ben-trong-nha-may-dien-hat-nhan-chernobyl-sau-hon-30-nam
Ngày 26/4/1986, lò phản ứng số 4 của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl, nằm cách thủ đô Kiev của Ukraine khoảng 100km, bất ngờ phát nổ, gây ra đám cháy lớn và phát tán phóng xạ ra toàn bộ khu vực xung quanh. Đây được coi là vụ tai nạn hạt nhân trầm trọng nhất trong lịch sử năng lượng hạt nhân. Trong ảnh, lò phản ứng số 4 hiện nay được bao phủ bằng hệ thống vòm thép kiên cố sau thảm họa cách đây 32 năm bằng 200m3 bê tông, chôn vùi nguồn chất độc hại chết người đó.
ben-trong-nha-may-dien-hat-nhan-chernobyl-sau-hon-30-nam
Suốt nhiều năm qua các kỹ sư Ukraina vẫn cần mẫn vào bên trong cỗ "quan tài bê tông" bao phủ lò phản ứng bị nổ của nhà máy điện hạt nhân Chernobyl để kiểm tra kết cấu và nồng độ phóng xạ. Bức ảnh được chụp vào hôm 20/4 vừa qua.
ben-trong-nha-may-dien-hat-nhan-chernobyl-sau-hon-30-nam
Chiếc điện thoại bàn tại trung tâm điều khiển của lò phản ứng số 3 đã dừng hoạt động từ nhiều năm nay.
ben-trong-nha-may-dien-hat-nhan-chernobyl-sau-hon-30-nam
Dọc hành lang dẫn vào lò phản ứng số 3.
ben-trong-nha-may-dien-hat-nhan-chernobyl-sau-hon-30-nam
Trung tâm điều khiển của lò phản ứng số 3.
ben-trong-nha-may-dien-hat-nhan-chernobyl-sau-hon-30-nam
Cảnh tượng hoang tàn bên trong lò phản ứng hạt nhân tại nhà máy Chernobyl trong khi các chuyên gia hạt nhân vẫn đang tiến hành các hoạt động nghiên cứu và dọn dẹp tại hiện trường.
ben-trong-nha-may-dien-hat-nhan-chernobyl-sau-hon-30-nam
Một kỹ sư kiểm tra đang đo nồng độ phóng xạ gần lò phản ứng số 4.
ben-trong-nha-may-dien-hat-nhan-chernobyl-sau-hon-30-nam
Các nhà khoa học ước tính phải mất vài nghìn năm nữa, con người mới có thể quay về sinh sống tại khu vực xung quanh nhà máy Chernobyl với mức độ phóng xạ an toàn. 
ben-trong-nha-may-dien-hat-nhan-chernobyl-sau-hon-30-nam
Các phóng viên được phép đi cùng các kỹ sư vào bên trong nhà máy điện hạt nhân Chernobyl.
ben-trong-nha-may-dien-hat-nhan-chernobyl-sau-hon-30-nam
Bảng điều khiển tại trung tâm điều khiển của lò phản ứng số 3.
ben-trong-nha-may-dien-hat-nhan-chernobyl-sau-hon-30-nam
Hình ảnh tổng quan bên ngoài lò phản ứng số 4 sau khi được bọc bằng lớp vỏ bê tông và thép.
ben-trong-nha-may-dien-hat-nhan-chernobyl-sau-hon-30-nam
Các chuyên gia khi vào kiểm tra bên trong các lò phản ứng đều phải mặc trang phục bảo hộ khi bước vào làm việc tại các lò phản ứng bên trong nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. Mỗi kỹ sư sẽ kiểm tra bên trong lò phản ứng khoảng 15-20 phút, khoảng thời gian kiểm tra này sẽ phụ thuộc vào nồng độ phóng xạ mà họ tiếp xúc.
ben-trong-nha-may-dien-hat-nhan-chernobyl-sau-hon-30-nam
Nhiều năm sau vụ nổ hạt nhân tại nhà máy Chernobyl, nhiều loại động thực vật vẫn sinh sống bình thường dù mức độ phóng xạ tại khu vực này vẫn được ghi nhận ở mức rất cao.
ben-trong-nha-may-dien-hat-nhan-chernobyl-sau-hon-30-nam
Xe phun nước hoạt động để ngăn chặn bụi phóng xạ bị gió cuốn đi sang các khu vực xung quanh khu vực nhà máy Chernobyl.
ben-trong-nha-may-dien-hat-nhan-chernobyl-sau-hon-30-nam
Hình ảnh chụp một kỹ sư đang đo nồng độ phóng xạ tại trung tâm điều khiển của lò phản ứng số 3.
ben-trong-nha-may-dien-hat-nhan-chernobyl-sau-tham-hoa-hon-30-nam
Các công nhân đang dọn bụi phóng xạ tại khu vưc bên ngoài nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. 
 

Triều Tiên sẽ đổi hạt nhân lấy hòa bình?

Triều Tiên và Hàn Quốc về lý thuyết vẫn đang trong chiến tranh do hai nước chưa ký hiệp ước hòa bình mà chỉ tuyên bố tạm đình chiến vào năm 1953.