Nhân trần có tác dụng gì? Những ai không được uống nhân trần?

Thứ hai, 28/01/2019, 09:24 AM

Nhân trần là loại nước uống quen thuộc của người Việt. Tuy nhiên  Nhân trần có tác dụng gì với sức khoẻ? Có nên uống nhân trần hàng ngày không?

nhan tran co tac dung gi nhung ai khong duoc uong nhan tran
Nhân trần có tác dụng gì?

Nhân trần được người dân sử dụng rất phổ biến. Thậm chí nhiều gia đình sử dụng nước nhân trần hàng ngay thay nước lọc. Vậy, nhân trần có tác dụng gì? Ai không được uống nhân trần? Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Nhân trần có tác dụng gì?

Nhân trần vị hơi đắng, tính hơi hàn, có công dụng thanh nhiệt, lợi thấp, lợi mật, được dùng để chữa các chứng hoàng đản, tiểu tiện bất lợi, viêm loét da do phong thấp….

Theo Đông y, Nhân trần có vị hơi cay, đắng, mùi thơm, tính ấm; có tác dụng thanh nhiệt, trừ phong thấp, tiêu thũng độc, hành khí tán ứ, giảm đau, tiêu viêm, chống ngứa.

Kinh nghiệm Đông y Việt Nam thường dùng chữa viêm gan vàng da (hoàng đản) cấp tính; tiểu tiện vàng đục và ít; phụ nữ sau sinh đẻ ăn chậm tiêu. Ngày dùng 20-30g, dạng thuốc sắc, cao hoặc hoàn tán. Thường phối hợp với các vị thuốc khác.

Nhân trần còn dùng làm thuốc cho phụ nữ sau khi sinh đẻ. Nước sắc cây này có tác dụng tiêu, kích thích ăn uống và bổ máu. Cũng dùng kết hợp với quả Dành dành chữa bệnh viêm gan vàng da, một bệnh thường phát triển ở trẻ em.

Ở Trung Quốc, người ta dùng cây này để chữa giai đoạn đầu của bệnh bại liệt trẻ em, thấp khớp đau nhức xương; khí trệ đau bụng; rắn cắn, đòn ngã tổn thương, viêm mủ da; eczema, mề đay.

Liều dùng uống trong 15-30g, dạng thuốc sắc. Dùng ngoài, lấy cây tươi giã đắp hoặc nấu nước tắm rửa.

Những ai không nên uống nhân trần?

Các chuyên gia Đông y cũng khuyến cáo, người già và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi cũng cần thận trọng với đồ uống mát, có tính giải nhiệt cao vì chức năng tiêu hóa của người già và trẻ nhỏ không ổn định, khả năng hấp thụ kém hơn nên uống nhiều nước mát không tốt. Nhẹ có thể dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa gây chướng bụng, tiêu chảy, chán ăn, nặng hơn thì có thể gây ra một số bệnh về đường ruột, mất nước, hôn mê.

Phụ nữ mang thai nếu không có bệnh lý về gan, không được bác sĩ chỉ định thì cũng cần thận trọng khi dùng nhân trần vì uống nhiều có thể làm thai suy dinh dưỡng, chết lưu. Phụ nữ sau sinh uống nhân trần nhiều có thể bị mất sữa hoặc có ít sữa.

Trong y học hiện đại, nhân trần đã được Bộ môn Truyền nhiễm Trường đại học Y khoa Hà Nội dùng điều trị thực nghiệm bệnh viêm gan do virus. Kết quả cho thấy, men gan của các bệnh nhân đều trở về mức bình thường, bệnh nhân hết mệt mỏi, hết đau vùng gan, ăn ngon. Cách sử dụng dùng nhân trần đơn thuần hoặc phối hợp với một số vị thuốc khác hãm trong nước sôi theo kiểu pha trà để uống nhằm mục đích phòng và chữa bệnh. Nhân trần có thể kết hợp với một số thảo dược bổ gan khác để tăng tác dụng như diệp hạ châu, cúc hoa…

Sử dụng nhân trần thế nào tốt cho sức khoẻ?

- Với những người uống rượu, bia nhiều mỗi ngày uống một chai nước nhân trần sẽ giảm phần nào tác hại của rượu đến gan: Nhân trần, hạt muồng sao, cam thảo sống, rau má khô sắc lên uống hàng ngày.

- Viêm gan kèm theo sốt, vàng da, ra nhiều mồ hôi ở đầu, miệng khô, bụng đầy, tiểu tiện khó. Dùng nhân trần, chi tử, đại hoàng sắc lấy nước uống chia làm 3 lần trong ngày.

- Chữa viêm túi mật hiệu quả dùng nhân trần, bồ công anh, nghệ vàng sắc uống hàng ngày.

- Khi bị say nắng, đau đầu, sốt nóng dùng nhân trần, hành tăm sắc lên để nguội uống.

- Mắt bị sưng, đỏ, đau lấy nhân trần, mã đề mỗi thứ một nắm sắc uống cho tới khi hết đau

- Mát gan lợi mật, thanh nhiệt dùng nhân trần, bông mã đề, bán biên liên sấy hoặc phơi khô, tán vụn. Mỗi ngày dùng 50g hãm với nước sôi uống thay trà trong ngày.

Lưu ý:

- Không được uống nước nhân trần hàng ngày thay nước lọc. Theo nguyên tắc điều trị, khi mật không tiết ra (mật viêm, tắc mật…) thì mới cần lợi mật và khi gan có vấn đề thì mới phải nhuận gan. Nếu không có bệnh mà lại uống hàng ngày, nghĩa là bắt gan và mật không có nhu cầu tiết cũng phải tiết, dẫn tới phải làm việc nhiều hơn nên dễ tổn thương, mất cân bằng và sinh bệnh.

- Không nên pha chung nhân trần với cam thảo: Nhân trần vốn có tính hàn vị cay đắng tác dụng đào thải còn cam thảo bổ khí, thanh nhiệt, giải độc, chủ trị các chứng tỳ vị hư nhược, ho suyễn, hầu họng sưng đau, giải độc thuốc và thức ăn, chống suy nhược… Mặc dù cả hai thứ đều có những công dụng tốt nhưng nếu phối hợp lại với nhau thì thành không tốt, bởi cam thảo có tính chất giữ nước trong khi nhân trần lại giúp đào thải.

Chính vì vậy, thói quen uống nhân trần cho thêm cam thảo, sẽ tiềm ẩn nguy hại bởi tương tác thuốc, nhất là tăng huyết áp.

Các bài thuốc chữa bệnh từ nhân trần

Xin được dẫn ra một số công thức trà nhân trần điển hình dưới đây để bạn đọc có thể tham khảo và vận dụng khi cần thiết.

* Công thức 1: Nhân trần 30g thái vụn, hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút có thể dùng được, pha thêm một chút đường phèn uống thay trà trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt lợi thấp, thoái hoàng; dùng để phòng bệnh do thấp nhiệt gây ra và điều trị viêm gan cấp và mạn tính.

* Công thức 2: Nhân trần 300g, sinh đại hoàng 60g, trà 30g. Ba vị tán vụn, mỗi ngày lấy 30g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 10 - 15 phút có thể dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt lợi thấp, thông phủ thoái hoàng; dùng để chữa viêm gan vàng da cấp tính.

* Công thức 3: Bạch hoa xà thiệt thảo 500g, nhân trần 150g, sinh cam thảo 50g. Tất cả tán vụn, mỗi ngày lấy 60g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 15 phút có thể dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt giải độc, lợi thấp thoái hoàng; dùng để chữa viêm gan vàng da cấp tính có sốt.

* Công thức 4: Mạch nha 500g, nhân trần 500g, quất bì 250g. Tất cả sấy khô tán vụn, mỗi ngày dùng 60g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: sơ can lý khí, tiêu thực thoái hoàng; dùng để trị viêm gan giai đoạn di chứng có rối loạn tiêu hóa, chán ăn, đầy bụng chậm tiêu...

* Công thức 5: Râu ngô 300g, nhân trần 150g, bồ công anh 150g. Tất cả tán vụn, mỗi ngày dùng 50g hãm với nước sôi trong bình kín, sau 20 phút thì dùng được, uống thay trà trong ngày. Công dụng: thanh nhiệt lợi thấp, lợi mật thoái hoàng; dùng để phòng chống viêm gan, viêm túi mật, sỏi mật...

nhan tran co tac dung gi nhung ai khong duoc uong nhan tran Mướp đắng có tác dụng gì? Tác dụng phụ của mướp đắng?

Mướp đắng có tác dụng gì với sức khoẻ? Mướp đắng có tác dụng phụ không? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

nhan tran co tac dung gi nhung ai khong duoc uong nhan tran Hoa hoè có tác dụng gì? Uống hoa hoè nhiều có tốt không?

Hoa hoè được rất nhiều người sử dụng làm nước uống hàng ngày tuy nhiên ít người biết đến tác dụng thực sự của hoa ...

nhan tran co tac dung gi nhung ai khong duoc uong nhan tran Ngải cứu có tác dụng gì? Cách dùng ngải cứu tốt cho sức khoẻ

Ngải cứu có tác dụng gì? Dùng ngải cứu thế nào tốt cho sức khoẻ? Những ai không được ăn ngải cứu?