Nữ nhân viên đường sắt: Nếu yêu cầu thế thì chúng tôi làm ngành khác còn nhiều tiền hơn...

Chủ nhật, 01/04/2018, 21:47 PM

“Nếu Bộ Y tế yêu cầu nữ phải cao từ 1m64, cân nặng 45kg, có vòng ngực trên 75cm thì chúng tôi lại không phải vào trong nghành đường sắt để làm, mà chúng tôi làm ngành khác còn nhiều tiền hơn”, chị Hồng nói.

nhan-vien-gac-tau-noi-gi-ve-quy-chuan-vong-nguc
Nhiều ý kiến cho rằng không đồng ý với dự thảo của Bộ Y tế mới đề ra.

Vừa qua, Dự thảo của Bộ Y tế chủ trì xây dựng về khám sức khỏe lái tàu quy định nhân viên đường sắt là nam giới phải khám sinh dục, còn nữ gác chắn tàu phải có “vòng 1” trên 75cm. Với thông tin trên, đã có nhiều ý kiến trái chiều cho rằng nếu dự thảo được thông qua sẽ có nhiều người mất việc.

Cụ thể, trong dự thảo nêu rõ, nhân viên trực tiếp phục vụ chạy tàu (đường sắt quốc gia, đô thị, chuyên dùng) gồm 3 nhóm: lái tàu, phụ tàu, trưởng tàu, trưởng dồn, trực ban chạy tàu ga, điều độ chạy tàu tuyến, điều độ chạy tàu ga, gác ghi, ghép nối đầu máy, toa xe, nhân viên tuần đường, cầu, hầm, gác hầm, gác đường ngang, cầu chung.

Bộ Y tế đưa ra tiêu chuẩn sức khỏe, gồm 2 nhóm tiêu chí về thể lực và tiêu chuẩn về chức năng sinh lý, bệnh tật, với từng tiêu chí riêng dành cho khám tuyển dụng nhân viên hoặc khám sức khỏe định kỳ. Về tiêu chuẩn thể lực, các đối tượng trên phải đạt chỉ số tối thiểu về chiều cao, cân nặng, vòng ngực trung bình, lực bóp tay, lực kéo thân (trừ một số vị trí khi khám định kỳ).

Các tiêu chuẩn về thể lực gồm: chiều cao, cân nặng, vòng ngực trung bình, lực bóp tay thuận, lực bóp tay không thuận, lực kéo thân…

nhan-vien-gac-tau-noi-gi-ve-quy-chuan-vong-nguc
Quy định nữ giới làm trưởng tàu, trực ban chạy tàu, nhân viên gác ghi, điều độ chạy tàu phải có vòng 1 trên 75cm - (Ảnh: Chụp màn hình).

Nói về vấn đề này, chị Ng. Trang - nhân viên tại Ga Hà Nội cho biết: “Đối với cá nhân tôi, nội dung từ dự thảo của Bộ Y tế đề ra như vậy tôi không đồng ý, vì nếu như vậy thì nhiều người như chúng tôi sẽ mất việc, nói theo một cách khác là không có cơ hội nhận việc làm”.

Cùng chung quan điểm, chị Hồng - nhân viên tại Ga Hà Nội chia sẻ, “Nếu Bộ Y tế yêu cầu nữ phải cao từ 1m64, cân nặng 45kg, có vòng ngực trên 75cm thì chúng tôi lại không phải vào trong nghành đường sắt để làm, mà chúng tôi làm ngành khác còn nhiều tiền hơn”.

Anh Nguyễn Trung Hiếu - nhân viên soát vé tại Ga Hà Nội cho hay, tôi thấy như thế thì hơi dở, chuyện đấy không thể bắt buộc được, nếu có cái dự thảo như thế thì hơi vô lý, vấn đề sức khỏe và công việc nó khác nhau chứ không liên quan gì cả, yêu cầu như thế thì chúng tôi không đồng ý.

Theo đó, ngoài các tiêu chuẩn định lượng, chỉ số tại mục “ngoại hình” nêu: “Những người tuy đủ tiêu chuẩn sức khỏe nhưng ngoại hình có dị tật, tật ảnh hưởng đến công tác và giao tiếp... cũng không tuyển dụng làm lái tàu, phụ lái tàu, trưởng tàu”.

Dự thảo cũng nêu rõ, người có một trong các tình trạng bệnh tật theo bộ tiêu chí về sức khỏe nêu trên là không đủ sức khỏe của nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu.

 

Bộ Y tế giải thích lý do lái tàu phải khám vùng kín

Về dự thảo quy định người mắc bệnh đường sinh dục không được lái tàu gây tranh cãi, thành viên ban soạn thảo đã lên tiếng giải thích

 

Bác tin chi 1 triệu USD sơn lại tàu Cát Linh - Hà Đông

Ban quản lý Dự án đường sắt khẳng định, không có chuyện chi 1 triệu USD để sơn lại tàu đường sắt Cát Linh - Hà Đông bị vẽ bậy như một số trang mạng thông tin.