Nhật Hoàng chính thức thoái vị, trao 'Tam chủng thần khí' cho con trai kế vị

Thứ ba, 30/04/2019, 16:57 PM

Đúng 17h (15h giờ Hà Nội), Nhật hoàng Akihito và Hoàng hậu bước vào phòng khách Matsu no Ma trong Hoàng cung dưới sự chứng kiến của khoảng 300 quan khách, trong đó có Thái tử Naruhito và phu nhân, Thủ tướng Shinzo Abe, chủ tịch lưỡng viện Quốc hội cùng các các thẩm phán của Tòa án Tối cao Nhật.

4-2341-1556612311.jpg

Nhật hoàng và Hoàng hậu tại lễ thoái vị. Ảnh chụp màn hình.

Nhật hoàng Akihito vào 17h hôm nay (15h giờ Hà Nội) chính thức thoái vị để nhường ngôi cho con trai là Hoàng Thái tử Naruhito trong một buổi lễ long trọng được tổ chức tại Hoàng cung ở thủ đô Tokyo. Ông là vị Hoàng đế đầu tiên chủ động thoái vị trong hơn 200 năm qua ở Nhật Bản.

Lễ thoái vị được tổ chức ngắn gọn và đơn giản tại chính điện Matsu no ma thuộc Hoàng cung với sự tham gia của khoảng 300 người và sẽ được phát trực tiếp trên truyền hình.

Thủ tướng Abe sau đó thay mặt chính phủ bố cáo với quốc gia về quyết định thoái vị của Nhật hoàng. Trong diễn văn đáp từ, Nhật hoàng Akihito bày tỏ sự biết ơn đối với người dân Nhật vì đã ủng hộ ông trong suốt thời gian tại vị. "Kể từ khi lên ngôi cách đây 30 năm, tôi đã thực hiện bổn phận của Hoàng đế với niềm tin và sự kính trọng dành cho nhân dân. Tôi xin chân thành cám ơn người dân vì đã công nhận và ủng hộ tôi trong vai trò là biểu tượng của quốc gia", Nhật hoàng nhấn mạnh.

Nhật hoàng cũng hy vọng triều đại Reiwa, bắt đầu từ ngày 1/5 dưới sự trị vì của Hoàng thái tử Naruhit, sẽ là thời kỳ ổn định và thành công. 

Buổi lễ kéo dài khoảng 10 phút, kết thúc khi Nhật hoàng Akihito rời khỏi phòng khách cùng Hoàng hậu và những người tùy tùng.

Thái tử Naruhito sẽ lên ngôi vào sáng 1/5 trong một buổi lễ ngắn gọn tương tự, trong đó ông sẽ "kế thừa" các báu vật hoàng gia (được gọi là Tam chủng thần khí) trước khi đưa ra tuyên bố đầu tiên với tư cách là tân Nhật hoàng, mở đầu triều đại mới mang tên Lệnh Hòa (Reiwa).

Tam chủng thần khí của Hoàng gia Nhật Bản

1. Gương thần Yata no Kagami - Bát Chỉ kính

Theo các nhà sử học, Bát Chỉ kính có lẽ đã tồn tại được hơn .1000 năm rồi, và hiện được cho là đang cất giữ ở Thần cung Ise thuộc tỉnh Mie.

Theo Shinsuke Takenaka từ Viện nghiên cứu Thần học, chiếc gương có thể xem là bảo vật quý giá nhất trong bộ 3 Thần khí. Đây cũng là bảo vật duy nhất không xuất hiện trong lễ Đăng quang gần nhất vào năm 1989.

Kho báu bí ẩn của Hoàng gia Nhật Bản: Ba báu vật thần thánh được trao cho tân Nhật hoàng khi lên ngôi - Ảnh 3.
 Mô phỏng Bát Chỉ kính

Truyền thuyết Nhật Bản, chiếc gương ẩn chứa sức mạnh thần thánh, có thể soi tỏ sự thật. Trong lễ Đăng quang, báu vật tượng trưng cho sự khôn ngoan của tân Thiên hoàng.

Kojiki - ghi chép biên niên cổ nhất còn sót lại của Nhật Bản - có chỉ ra rằng Bát Chỉ kính là tác phẩm của vị thần rèn Ishikori-dome. Thời kỳ đó, Susanoo - vị thần biển và bão tố - thường bất hòa với chị của mình là Thiên Chiếu Đại Thần Amaterasu (thần Mặt trời). Trong một lần chiến đấu, Amaterasu tức giận rút về một miệng hang và tự nhốt mình trong đó, khiến cả thế gian chìm trong bóng đêm.

Susanoo sau đó đã tổ chức một bữa tiệc dụ Amaterasu ra ngoài, khiến thần tò mò xuất hiện. Khi đó, chiếc gương của Ishikori-dome treo trên cây đã phản chiếu lại hình ảnh của Amaterasu, mang ánh sáng lại cho thế gian, và từ đó được xem là báu vật của thần.

2. Kusanagi no Tsurugi - Thảo Thế kiếm

Vị trí hiện tại của gươm Kusanagi hiện vẫn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, các ý kiến hiện cho rằng bảo vật được cất giữ tại đền Atsuta của tỉnh Nagoya.

Kho báu bí ẩn của Hoàng gia Nhật Bản: Ba báu vật thần thánh được trao cho tân Nhật hoàng khi lên ngôi - Ảnh 4.
 
Truyền thuyết kể rằng thanh gươm này mọc ra từ đuôi của con mãng xà 8 đầu Yamata-no-Orochi sau khi bị Susanoo giết chết. Vị thần bão tố đã lừa con rắn uống say, sau đó cắt toàn bộ đuôi của nó và thanh gươm Kusanagi đã xuất hiện.

Một thời gian ngắn sau, Susanoo dùng chính thanh kiếm này để tạ lỗi với Amaterasu, sau này được trao cho các Thiên hoàng loài người.

Tại lễ Đăng quang, thanh gươm tượng trưng cho lòng dũng cảm của hoàng đế. Tuy nhiên, sự tồn tại của thanh gươm vẫn còn đang gây nhiều tranh cãi, bởi mọi thông tin đều bị bịt kín. Như trường hợp một linh mục thời Edo cho biết từng nhìn thấy thanh gươm này đã bị trục xuất xuất ngay sau đó ít lâu.

Bên cạnh đó, cũng có tin đồn cho rằng thanh gươm đã bị thất lạc trong một trận thủy chiến vào thế kỷ 12, nhưng theo Takenaka, đó chỉ là bản sao thôi.

Khi Thiên hoàng đương thời Akihito lên ngôi vào năm 1989, người ta cho rằng ông đã được trao cho thanh Kusanagi bản gốc, nhưng thanh gươm khi đó được cất trong hộp kín và cũng không hề được mở ra.

Hay nói cách khác, chính Thiên Hoàng cũng chẳng biết hình dạng thực sự của Kusanagi là như thế nào.

3. Yasakani no Magatama - Bát Xích Quỳnh Khúc ngọc

Magatama là một loại ngọc dáng cong, xuất hiện tại Nhật Bản từ năm 1000 TCN. Bát Xích Quỳnh Khúc ngọc cũng là một magatama, nhưng ẩn chứa sức mạnh của thần trong đó.

Kho báu bí ẩn của Hoàng gia Nhật Bản: Ba báu vật thần thánh được trao cho tân Nhật hoàng khi lên ngôi - Ảnh 5.
 

Theo truyền thuyết, nguồn gốc của Bát Xích Quỳnh Khúc ngọc là một phần của sợi dây chuyền do thần lễ hội và hạnh phúc Ame-no-Uzume trong bữa tiệc của Susanoo, nhằm dụ Amaterasu ra khỏi hang. Qua thời gian sợi dây chuyền chỉ còn một mảnh ngọc, trở thành thần khí của người Nhật.

Các chuyên gia tin rằng Bát Xích Quỳnh Khúc ngọc được làm từ ngọc bích, và có thể là bảo vật "bản gốc" duy nhất còn sót lại. Tuy nhiên, chưa có thông tin kiểm chứng.

Sinh ngày 23/12/1933, Nhật hoàng Akihito là con trai cả của Nhật hoàng Hirohito và Hoàng hậu Kojun. Tháng 11/1952, ông được tấn phong làm Thái tử. Năm 1959, Thái tử Akihito kết hôn với một thường dân là bà Michiko Shoda. Ngày 7/1/1989, Nhật hoàng Akihito lên ngôi sau khi vua cha băng hà và trở thành vị Hoàng đế đầu tiên ở Nhật Bản phá vỡ truyền thống của Hoàng gia khi có cuộc hôn nhân với một thường dân.

Nhật hoàng Akihito được coi là vị Hoàng đế của nhân dân, do thường xuyên tiến hành các chuyến thăm khắp nước Nhật để tìm hiểu cuộc sống người dân. Ông cũng đóng góp không nhỏ vào việc tăng cường mối quan hệ hữu nghị giữa Nhật Bản và các nước trên thế giới.

Năm 1991, trong chuyến thăm nước ngoài đầu tiên kể từ khi lên ngôi, Nhật hoàng Akihito đã tới thăm Thái Lan, Malaysia và Indonesia. Sau đó, ông đã tới thăm nhiều nước ở châu Á, Nam Mỹ và Bắc Mỹ. Theo chính phủ Nhật Bản, trong 30 năm qua, Nhật hoàng và Hoàng hậu đã có các chuyến thăm chính thức tới 28 quốc gia trên thế giới, trong đó có chuyến thăm chính thức Việt Nam vào tháng 3/2017.