Nhiệt độ bình thường của cơ thể là bao nhiêu?

Thứ sáu, 23/08/2019, 16:21 PM

Chắc hẳn ai cũng đã từng tìm hiểu về nhiệt độ bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin đầy đủ hơn về nhiệt độ của cơ thể chúng ta.

nhiet-do-binh-thuong-cua-co-the-la-bao-nhieu
Nhiệt độ cơ thể đánh giá tình sức khỏe của bạn

Nhiệt độ cơ thể sẽ nói lên tình trạng sức khỏe của bạn ở thời điểm hiện tại. Do đó, bạn cần phải biết nhiệt độ bình thường của cơ thể là thế nào và khi nào thì có dấu hiệu bất thường.

Nhiệt độ bình thường của cơ thể là bao nhiêu?

Nhiều người vẫn nghĩ nhiệt độ bình thường của cơ thể người là 37 độ C. Tuy nhiên không phải lúc nào cơ thể của chúng ta cũng duy trì nhiệt độ ở 37 độ C.

Đó là lý do vì sao khi bạn dùng kẹp nhiệt độ lại thấy nhiệt độ cơ thể chỉ dưới 37 độ C. Và có những khi sốt nóng nhưng nhiệt độ cũng chỉ hơn 37 độ C một chút.

Do con người là động vật hằng nhiệt, có khả năng điều hòa thân nhiệt và thích nghi với môi trường sống nên chúng ta thường điều hòa nhiệt độ trung tâm của cơ thể trong khoảng từ 36,5 độ C đến 37,1 độ C. Nhiệt độ trung bình khoảng 36,8 độ C.

Thực ra mỗi thân nhiệt lại có một nhiệt độ trung bình khác nhau. Nhiệt độ cơ thể cũng có thể thay đổi theo vào thời điểm trong một ngày.  

Các yếu tố ảnh hưởng đến nhiệt độ bình thường của cơ thể

Độ tuổi

Độ tuổi là một trong những yếu tố có ảnh hưởng đến nhiệt độ bình thường của cơ thể. Như trẻ em thường có thân nhiệt cao hơn người lớn do tăng các hoạt động vật lý lẫn chuyển hóa.

Minh chứng rõ rệt: Trẻ sơ sinh, trẻ sinh non hay người già đều là những đối tượng có thân nhiệt không ổn định.

nhiet-do-binh-thuong-cua-co-the-la-bao-nhieu
Nhiệt độ bình thường của cơ thể trẻ em khác người lớn

Chu kỳ kinh nguyệt hoặc thai kỳ

- Nhiệt độ của phụ nữ sau ngày rụng trứng có thể tăng từ 0,3 – 0,5 độ C.

- Ở những tháng cuối của thai kỳ, nhiệt độ cơ thể bà bầu có thể tăng từ 0,5 đế 0,8 độ C.

Sự chênh lệch giữa các vùng trên cơ thể

Người ta thường đo nhiệt độ cơ thể ở vùng nách. Nhiệt độ bình thường của cơ thể ở nách vào khoảng 34,7 đến 37,3 độ C. Vì vậy nếu bạn thấy nhiệt độ cơ thể khi đo bằng nhiệt kế chỉ có 35 độ C chẳng hạn thì hoàn toàn bình thường.

Ngoài ra một số vùng khác sẽ có nhiệt độ cơ thể cao hơn:

  • Nhiệt độ bình thường đo tại hậu môn vào khoảng 36,6 °C – 38 °C.
  • Nhiệt độ bình thường đo ở tai vào khoảng 36,4 °C – 38 °C.

Do nhịp sinh học

Như bạn biết nhiệt độ cơ thể giảm dần vào buổi đêm khi đang ngủ và tăng nhẹ và buổi sáng.

Nhiệt độ cơ thể có thể đạt tối đa vào lúc chiều tối. Mức biến đổi nhiệt này chênh nhau khoảng 1 độ C là chuyện bình thường.

Do vận động

Vận động có thể làm cho nhiệt độ bình thường của cơ thể tăng lên nhanh chóng. Vận động mạnh cơ thể làm nhiệt độ trung tâm của cơ thể tăng lên đến 2 độ C hoặc hơn. Nhiệt có thể lên đến 41 độ C nếu vận động quá mức và kéo dài.

Tuy nhiên nhiệt độ tăng lên do vận cơ sẽ được cơ thể điều tiết bằng cách toát mồ hôi để giảm nhiệt.

Do bệnh lý

Bệnh lý khiến cho nhiệt độ cơ thể tăng lên bất thường. Thân nhiệt có thể tăng khi gặp các bệnh lý nhiễm trùng, cường giáp, u tuyến thượng thận…

Nhiệt giảm có thể gặp trong  bệnh tả thể giá lạnh hoặc suy giáp.  

Do sự thay đổi thời tiết

Nhiệt độ của cơ thể vào mùa hè và mùa đông cũng có sự khác nhau.

Bài viết trên đây đã cho bạn lời giải đáp về nhiệt độ bình thường của cơ thể.

 

Uống nhiều nước không đúng cách có thể nguy hiểm

Mất nước là một lực cản đối với hiệu suất của con người bởi nó có thể gây ra mệt mỏi và làm giảm sức chịu đựng. Tuy vậy, việc uống nước cả ngày khi bụng đói có thể gây nguy hiểm.

 

Sữa mẹ giống 'đồng hồ', có thể giúp trẻ hết ‘ngủ ngày cày đêm’

Sữa mẹ không chỉ là một bữa ăn - đó còn là một chiếc đồng hồ, cung cấp thông tin thời gian cho trẻ sơ sinh, tờ Science Alert ngày 12/8 dẫn một kết quả nghiên cứu mới cho hay.

 

Sản phụ 18 tuổi mất 2/3 lượng máu trong cơ thể do tự sinh tại nhà

Do tự sinh con ở nhà, người mẹ trẻ bị băng huyết nặng mất đi 2/3 lượng máu trong cơ thể, phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.