Nhổ răng khôn có đau không? Các phương pháp nhổ răng an toàn nhất hiện nay

Thứ bảy, 16/11/2019, 17:04 PM

Răng khôn có thể gây nhiều đau nhức, dễ gây biến chứng nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời. Tuy nhiên việc khắc phục hay nhổ bỏ răng khôn không hề đơn giản như những chiếc răng khác.

Răng khôn là gì?

Răng khôn (hay còn gọi là răng số 8, răng hàm lớn thứ 3) là răng mọc cuối cùng của hàm. Thông thường, răng khôn thường mọc ở người trong độ tuổi từ 17 đến 25. Trong quá trình tiến hóa vài triệu năm của loài người bắt đầu từ vượn cổ, xương hàm của con người dần trở nên bé dần. Đến bây giờ, phần lớn hàm của người chỉ đủ chỗ cho 28 chiếc răng, trong đó 14 răng hàm trên và 14 răng hàm dưới.

Tuy nhiên, thực tế con người vẫn có tới 32 cái răng vì mọc thêm 4 răng khôn  (2 chiếc hàm trên và 2 chiếc hàm dưới). Vấn đề xảy ra khi chúng không còn vị trí trên hàm để mọc theo hướng bình thường. Bởi vậy, răng khôn có thể mọc ngược về phía xương hàm, đâm thẳng về phía răng hàm lớn thứ hai ngay bên cạnh hoặc có thể mọc bình thường, nhú lên khỏi lợi được một phần thì bị tắc và ngừng mọc vĩnh viễn.

Nhổ răng khôn có đau không? Các phương pháp nhổ răng an toàn nhất hiện nay
Thông thường con người sẽ có 4 răng khôn

Răng khôn gây ra nhiều tranh cãi khác nhau do chức năng của nó không rõ ràng, mà lại gây nhiều phiền toái. Việc răng khôn mọc lệch có thể gây nhiều biến chứng, ảnh hưởng đến Sức Khỏe người bệnh. Do răng khôn nằm trong cùng hàm nên rất khó vệ sinh, vi khuẩn dễ dàng tích tụ. Lâu ngày sẽ khiến người bệnh đau đớn và nhiễm trùng . Bên cạnh đó, sự tích tụ thức ăn khiến vi khuẩn nảy nở, cũng là nguyên nhân khiến viêm nhiễm vùng lợi xung quanh. Càng nhiều lần tái phát thì mức độ nguy hiểm càng lớn. Nghiêm trọng hơn khi răng khôn mọc lệch đâm sang răng bên cạnh, nó sẽ khiến răng đó bị tiêu hủy, lung lay tiêu xương, cuối cùng phải nhổ bỏ răng. Những bất thường từ răng khôn không được xử lý kịp thời, nhiễm trùng dễ lây lan sang các khu vực mang tai, má, mắt, cổ… gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nha khoa thế giới vẫn chưa thực sự thống nhất về việc có nên giữ hay nhổ loại răng này.

Nhổ răng khôn có đau không? Các phương pháp nhổ răng an toàn nhất hiện nay
Răng khôn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm

Răng khôn thường mọc khi cấu trúc xương hàm đã phát triển ổn định. Bởi vậy, khi răng khôn bắt đầu nhú mọc, bạn sẽ có cảm giác đau nhức ở vùng nướu. Cơn đau này có thể kéo dài từ 2-3 năm, cho đến khi răng mọc hoàn chỉnh. Bạn cần hết sức lưu ý nếu răng khôn có các biểu hiện: dấu hiệu nhiễm trùng, viêm nhiễm lặp lại nhiều lần; xuất hiện các u nang, ổ mủ, ảnh hưởng đến răng kế cận; răng khôn bị sâu hoặc mắc bệnh nhu chu; răng mọc ngầm, mọc kẹt, mọc lệch; hình dạng răng bất thường… liên hệ với nha sĩ sớm nhất để được xử lý.

Nhổ răng khôn có đau không?

Răng khôn nằm ở vị trí cuối cùng trong cung hàm, liên kết nhiều dây thần kinh và có chân răng vững chắc. Vì vậy, quá trình nhổ răng không sẽ phức tạp hơn nhiều so với việc nhổ các răng còn lại. Tuy nhiên, việc ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại trong nền y học như hiện tại, bạn nên bớt phần lo lắng về sự đau đớn và những ảnh hưởng từ việc nhổ răng khôn. Các phương pháp nhổ răng không giúp rút ngắn thời gian điều trị; giảm thiểu đa cảm giác đau, ê buốt như: máy Pie Ultrasonic 4D, máy hút chân không áp lực lớn; máy lazer…

Nhổ răng khôn có đau không? Các phương pháp nhổ răng an toàn nhất hiện nay
Bạn cần được thăm khám trước khi nhổ răng khôn

Khi tiến hành nhổ răng khôn, nha sĩ sẽ tiến hành rạch một vết ở nướu với tỉ lệ vừa đủ để lấy được toàn bộ chân răng. Trong trường hợp nếu răng khôn mọc kẹt thì phương án cắt răng khôn và lấy ra từng phần sẽ được tiến hành. Qúa trình này sẽ được thực hiện bằng dụng cụ tách nướu chuyên dụng trong nha khoa. Từ đó có độ chuẩn xác cao, tránh những tổn thương không cần thiết đến mô mềm xung quanh. Sau khi hoàn thành, vết rạch nướu sẽ được khâu lại bằng chỉ khâu trong nha khoa. Loại chỉ này sẽ tự tiêu sau một thời gian.

Nha sĩ sẽ tiến hành gây tê trước khi thực hiện nhổ răng, người bệnh sẽ ít có cảm giác đau đớn. Sau khi hoàn thành, vùng nướu có thể bị sưng. Tuy nhiên, nếu tuân thủ sự chỉ dẫn của nha sĩ về kết hợp thuốc và chế độ ăn uống, tình trạng này sẽ thuyên giảm nhanh chóng.Trước khi thực hiện nhổ răng khôn, bạn cần được thực hiện một số xét nghiệm: xét nghiệm máu, chụp X-quang răng. Ngoài ra, bạn cần trao đổi với bác sĩ về các bệnh lý toàn thân đang mắc phải, tiền sử bệnh lý, các loại thuốc đang sử dụng… Tiến hành lấy vôi răng để tránh tình trạng nhiễm trùng, viêm nhiễm. Đặc biệt, bạn cần nghỉ ngơi sớm cũng như tuyệt đối không sử dụng các chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá trước ngày nhổ răng khôn. Bạn cũng không cần quá lo lắng mà tạo tâm lý thoải mái nhất có thể. Lưu ý, bạn nên lựa chọn các cơ sở bệnh viện uy tín, cơ sở vật chất tiên tiến, bác sĩ có tay nghề để xử lý răng khôn.

Link gốc: https://baosuckhoecongdong.vn/nho-rang-khon-co-dau-khong-cac-phuong-phap-nho-rang-an-toan-nhat-hien-nay-141779.html