'Nhồi nhét' bệnh nhân lên tuyến đầu gây quá tải, lây nhiễm chéo ngay đầu mùa dịch bệnh

Thứ ba, 09/10/2018, 17:21 PM

Việc lượng lớn các bệnh nhân mắc dịch bệnh mùa Đông Xuân dồn lên BV Nhi Đồng I, Nhi Đồng II thì rõ ràng sẽ gây lây nhiễm chéo; Bác sĩ, điều dưỡng, bệnh viện và cả người nhà đều khổ.

nhoi-nhet-benh-nhan-len-tuyen-dau-gay-qua-tai-lay-nhiem-cheo-ngay-dau-mua-dich-benh
Nhiều gia đình đưa con lên tuyến đầu điều trị gây quá tải. (Ảnh Chí Hiếu)

Những tháng đầu tháng 9 đến nay, tình hình phát triển của dịch bệnh mùa Đông-Xuân đang có chiều hướng tăng cao, đặc biệt là bệnh tay chân miệng và sởi số ca mắc cao, trải rộng ở khắp các tỉnh thành trên cả nước.

Thông tin từ Bộ Y tế cho biết, tích lũy 9 tháng đầu năm 2018, cả nước ghi nhận 61.821 trường hợp mắc tay chân miệng rải rác tại 63 tỉnh, thành phố, trong đó có 29.324 trường hợp nhập viện và 06 trường hợp tử vong tại 5 tỉnh, thành phố thuộc khu vực phía Nam.

So với cùng kỳ năm 2017, số mắc cả nước giảm 18,9%, số trường hợp nhập viện giảm 14,9%. Một số tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc tích lũy cao và gia tăng nhanh trong các tuần gần đây như: TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Đồng Tháp, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Đà Nẵng, Ninh Thuận, Quảng Ngãi, Tây Ninh và Hà Nội. Số mắc chủ yếu ghi nhận ở khu vực miền Nam 47.955 trường hợp (chiếm 77,6%), miền Bắc 6.558 trường hợp (chiếm 10,6%), miền Trung 6.236 trường hợp (chiếm 10,1%) và Tây Nguyên 1.072 trường hợp (chiếm 1,7%).

Ngược lại, với tính hình bệnh sởi, nguy cơ chu kỳ đỉnh dịch sau 4 năm có thể bùng phát, trong 9 tháng đầu năm nay cả nước ghi nhận 2.942 trường hợp sốt phát ban tại 51 tỉnh, thành phố, trong đó 1.093 trường hợp mắc sởi dương tính tại 40 tỉnh, thành phố, trong đó có 01 trường hợp tử vong tại Hưng Yên (bệnh nhân có bệnh lý nền viêm phổi kéo dài). So với cùng kỳ năm 2017, số mắc sốt phát ban tăng 10,2 lần.

Các tỉnh có số mắc sốt phát ban và sởi dương tính cao như: Hà Nội (531 trường hợp sốt phát ban, 307 dương tính), Lào Cai (481 trường hợp sốt phát ban, 162 dương tính), Điện Biên (468 trường hợp sốt phát ban, 33 dương tính), Thanh Hóa (236 trường hợp sốt phát ban, 129 dương tính), Sơn La (186 trường hợp sốt phát ban, 83 dương tính), Quảng Ninh (106 trường hợp sốt phát ban, 61 dương tính).

Trường hợp đã được tiêm chủng (chiếm 13,6%), còn lại phần lớn là các trường hợp không được tiêm chủng (chiếm 44,5%) và không rõ tiền sử tiêm chủng (chiếm 41,9%).

nhoi-nhet-benh-nhan-len-tuyen-dau-gay-qua-tai-lay-nhiem-cheo-ngay-dau-mua-dich-benh
PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y Tế). (Ảnh Chí Hiếu)

 Trước tình trạng nhiều trẻ em nhập viện do đang trong thời gian dịch bệnh mùa Đông- Xuân phát triển các bệnh viện tuyến trên luôn quá tải bệnh nhân, đặc biệt tại TP Hồ Chí Minh các bệnh viện như Nhi Đồng I, Nhi Đồng II luôn có lượng bệnh nhân đông, nguy cơ lây nhiễm chéo luôn thường trực.

Trao đổi phóng viên về vấn đề này, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh cho rằng: "Chống quá tải, chống ùn tắc với tuyến trên, chúng tôi có trao đổi với các bác sĩ ở phía Nam, có bệnh viện làm tốt có nơi làm chưa tốt, người dân khi nghe có chủng biến dị lo lắng và đưa bệnh nhân lên tuyến trên.

Chúng ta phải dành thời gian để điều trị, chẩn đoán sớm, các bệnh nhân ở mức nhẹ gửi về điều trị ở tuyến dưới, phòng công tác xã hội gọi điện thoại xuống tuyến dưới để giải thích cho người bệnh được yên tâm, chứ rõ ràng nếu dồn lên BV Nhi Đồng I, Nhi Đồng II thì rõ ràng sẽ gây lây nhiễm chéo; Bác sĩ, điều dưỡng, bệnh viện và cả người nhà đều khổ".

"Với 3 mục tiêu điều trị sớm, chẩn đoán sớm, phát hiện điều trị đúng phác đồ và giảm thiểu người tử vong, cũng như thực hiện bài học kinh nghiệm những năm trước chúng ta mắc phải.

Bộ Y tế đã thực hiện phân luồng 3 loại bệnh có đường lây khác nhau, làm cho người dân hiểu rằng bệnh sởi lây qua đường hô hấp cần phòng tránh, bệnh sốt do muỗi thường đốt vào ban ngày và đẻ ở chỗ nước sạch, bệnh chân tay miệng lây qua đường phân, đường thải... 3 nguyên nhân này thể hiện đường lây khác nhau vậy nên khi vào trong bệnh viện ra cần đặc biệt chú ý, không để lây nhiễm chéo từ các công tác đón tiếp ban đầu, đến thực hiện nguyên tắc cách ly riêng. Những năm trước, bệnh nhân sởi không cách ly được ở chung với bệnh nhân nặng ở tuyến trên như bại liệt, gan, thần kinh... gây ra lây nhiễm chéo", PGS.TS Lương Ngọc Khuê cho biết thêm.

Để hạn chế dịch lây lan nghiêm trọng, Bộ Y tế đã liên tục có chỉ đạo yêu cầu các tỉnh chuẩn bị sẵn sàng thuốc men, ứng trực thậm trí là hỗ trợ cho tuyến dưới, làm xét nghiệm ngay cho người bệnh, điều này các bệnh viện cần phải kiện toàn.

Trước thực trạng có tới 20% bệnh nhân nhiễm chủng EV71 tại TP Hồ Chí Minh, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh nhận định: "Hiện nay Bộ Y tế giao cho BV Nhi TW và và các bệnh viện khác nghiên cứu căn bệnh này nhưng trên thực tế đều do vi-rút gây ra, Bộ Y tế hiện nay vẫn có các phác đồ điều trị khi có bệnh truyền nhiễm, nhưng căn bệnh này chưa có thuốc đặc hiệu, nên việc khám kịp thời chánh lây nhiễm chéo là điều cực kỳ quan trong hiện nay".

 

Phát hiện 10 ca tay chân miệng chủng EV71 tại Hà Nội

Từ đầu năm cho tới nay, BV Nhi TW đã tiếp nhận 200 trường hợp nhập viện do mắc chân tay miệng, trong số đó phát hiện 10 ca mắc có xuất hiện chủng EV71.