Những chú ý cơ bản trước khi mẹ cho bé ăn dặm

Thứ ba, 11/02/2020, 17:21 PM

Mẹ đã biết cách cho bé ăn dặm vừa đầy đủ dinh dưỡng lại không gây tác dụng phụ lên hệ tiêu hóa còn non yếu của con chưa? Dưới đây là 5 điểm mẹ cần lưu ý khi lên thực đơn ăn dặm để giúp bé phát triển khoẻ mạnh.

1. Bắt đầu từ bột ăn dặm có vị ngọt

bột ăn dặm

Đừng vội vàng cho bé ăn bột ăn dặm có thịt cá

Khi mới bắt đầu cho con ăn dặm, mẹ không nên cho con ăn những loại có thành phần thịt cá, vì bé chưa thể quen ngay với mùi vị của những thực phẩm này, ngoài ra dạ dày bé  chưa thể thích ứng ngay được, bởi vậy mẹ hãy cho bé ăn dặm bắt đầu từ các món có vị ngọt trước chẳng hạn như: bột ăn dặm có vị sữa, bột ngũ cốc và trái cây… bé sẽ dễ đón nhận món mới hơn nhờ có hương vị dễ ăn.

2. Bắt đầu từ thức ăn loãng 

Do dạ dày của bé cần thời gian thích nghi với thực phẩm mới ngoài sữa mẹ nên khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm, đừng nấu bột quá đặc, dạ dày con sẽ phải làm việc quá tải, gây ra tình trạng khó tiêu đày bụng ở trẻ, hãy cho trẻ ăn thật loãng, rồi dần dần mới nấu đặc lại.

3. Không cần thêm mắm muối vào đồ ăn dặm.

muối

Không nên bỏ thêm gia vị vào bột ăn dặm của trẻ

Trong rau củ, nước hầm xương đã có một lượng muối vừa đủ cho cơ thể của con, bởi vậ mẹ không cần phải nêm mắm muối vào đồ ăn dặm cho trẻ, có thể sẽ khiến món ăn đậm đà hơn, trẻ ăn ngon miệng hơn, nhưng ăn quá nhiều muối sẽ không tốt cho nội tạng của trẻ, sau khi bé được hơn một tuổi, mẹ có thể nêm chút gia vị cho đồ ăn của trẻ.

4. Đầu tư màu sắc vào thực đơn ăn dặm cho bé

Empty

Hãy cho trẻ ăn dặm với những nguyên liệu nhiều màu sắc

Nếu mẹ sử dụng nhiều loại nguyên liệu với nhiều màu sắc như: Màu đỏ (cà chua, cà rốt), màu xanh (cải bó xôi, súp lơ xanh), màu vàng (lòng đỏ trứng, bí ngô), màu trắng (đậu, cá trắng)… bé sẽ rất thích thú khi những món nhiều màu sắc, vừa kích thích thị giác, vừa kích thích kích thích khả năng ăn uống cho bé nhưng vẫn đảm bảo các chất dinh dưỡng.

5. Chú ý đến cân bằng dinh dưỡng từ 9 tháng tuổi

Từ 9 tháng tuổi, trẻ sẽ ăn 3 bữa/ngày, chủ yếu lấy năng lượng và dinh dưỡng thông qua thức ăn. Để có bữa ăn cân bằng dinh dưỡng, mẹ cần chú ý bữa ăn có thực phẩm chính như cháo; thức ăn chính như: thịt, cá; thức ăn phụ như rau xanh và bổ sung thành phần dinh dưỡng còn thiếu bằng canh, súp.

Công việc chuẩn bị bữa ăn cho trẻ yêu cầu một sự đầu tư cầu kì, cẩn thận. Để có thể đảm bảo bữa ăn cân bằng dinh dưỡng cho trẻ, vừa bớt áp lực về thời gian, mẹ có thể cân nhắc chọn lựa những nơi bán thành phần ăn dặm theo set, hoặc những nhãn hiệu ăn dặm uy tín.