Những triệu chứng bệnh Whitmore 'ăn cánh mũi' con người

Thứ tư, 11/09/2019, 10:50 AM

Triệu chứng bệnh Whitmore rất đa dạng nên bệnh nhân thường bị chẩn đoán nhầm với các bệnh khác như viêm phổi, lao phổi, áp xe cơ, nhiễm trùng huyết do các vi khuẩn khác như tụ cầu, liên cầu…

nhung-con-duong-tao-co-hoi-cho-benh-whitmore-phat-tan-tren-con-nguoi
Bệnh nhân mắc bệnh Whitmore đang được điều trị tại BV Bạch Mai.

 Là một loại bệnh được phát hiện ở Việt Nam từ những năm 50 của thế kỷ trước và lưu hành lẻ tẻ tại một số tỉnh phía Nam và bệnh này được xếp vào bệnh truyền nhiễm nguy hiểm bị “lãng quên”, khi trên cả nước chỉ ghi nhận quãng thời gian từ 5-10 năm mới có khoảng 20 bệnh nhân mắc phải căn bệnh này.

Tuy nhiên, từ đầu năm 2019 đến nay số cả mắc đã tăng nhanh, ghi nhận tại các cơ sở y tế đã có 20 trường hợp mắc căn bệnh này.

Triệu chứng của bệnh Whitmore

Whitmore là bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do vi khuẩn Burkholderia pseudomallei gây nên. Khi mắc bệnh, những triệu chứng lâm sàng xuất hiện một cách đa dạng và phức tạp, bệnh nhân được nhập viện từ chuyên khoa khác nhau như hô hấp, cơ-xương-khớp, nội tiết, da liễu, ngoại khoa,...

Do bệnh cảnh lâm sàng đa dạng nên bệnh nhân thường bị chẩn đoán nhầm với các bệnh khác như viêm phổi, lao phổi, áp xe cơ, nhiễm trùng huyết do các vi khuẩn khác như tụ cầu, liên cầu…

Người bệnh tiểu đường, bệnh phổi và bệnh thận mạn tính có nguy cơ dễ mắc bệnh này với các biểu hiện lâm sàng đa dạng: sốt cao, đau cơ, có các ổ nhiễm khuẩn trên da, áp xe cơ, áp xe gan lách, viêm phổi... Bệnh có thể gây tử vong nhanh nếu không được chẩn đoán đúng và điều trị kịp thời.

Một trường hợp tại bệnh viện Bạch Mai ghi nhận bệnh Whitmore còn bị vi khuẩn ăn cánh mũi, phải điều trị tích cực bằng kháng sinh.

Cho đến nay bệnh Whitmore không có vaccine và không phương pháp phòng bệnh đặc hiệu. Chính vì thế, khi đã mắc bệnh whitmore việc điều trị cũng hết sức khó khăn vì phải dùng kháng sinh liều cao, điều trị kéo dài liên tục trong ít nhất khoảng 2 tuần, sau đó dùng kháng sinh duy trì khoảng từ 3 đến 6 tháng. Tuy nhiên theo số liệu tỷ lệ tử vong của bệnh lên tới 40%.

Những con đường bệnh Whitmore lây sang người

Theo chuyên gia y tế, việc tiếp xúc trực tiếp các vết xước trầy da với đất hoặc nước nhiễm khuẩn; Hít phải các hạt bụi có chứa vi khuẩn; Lây nhiễm qua đường ăn uống khi thức ăn nhiễm khuẩn. Tiếp xúc vết xước trầy da với động vật chết do nhiễm bệnh Whitmore như: chó, mèo, bò, dê…

Đặc biệt vi khuẩn có thể truyền từ mẹ sang con qua tuyến sữa khi người mẹ bị áp xe tuyến vú do vi khuẩn B. pseudomallei.

Các ca bệnh thường xảy ra vào mùa mưa tập trung từ tháng 7-11. Do đó những người làm việc tiếp xúc nhiều môi trường đất và nước phải có phương tiện bảo hộ lao động, nếu có trầy xước ngoài da cần điều trị sớm và triệt để.

 

'Căn bệnh lãng quên' ăn mũi người bất ngờ trở lại, tỷ lệ tử vong lên tới 40%

Whitmore tưởng chừng như đã trở thành căn bệnh đáng sợ đã bị lãng quên, thế nhưng trong thời gian ngắn vừa qua căn bệnh này bắt đầu xuất hiện trở lại với tỷ lệ tử vong lên tới 40%.

 

Cậu bé 5 tháng tuổi không thể nhấc cổ vì bị đầu 'bút chì' hiếm gặp

Bé trai 5 tháng tuổi bị dính khớp sọ trán đỉnh hai bên khiến hộp sọ hẹp, nhọn đã được các bác sĩ tuyến tỉnh phẫu thuật thành công.

 

Bé trai 2 tuổi mắc hội chứng 'càng tôm hùm' cực kỳ hiếm gặp

Hội chứng "càng tôm hùm" được phát hiện từ khi người mẹ mang thai, khi trẻ lớn lên sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng sống