Những công trình thay đổi diện mạo Thủ đô sau 10 năm điều chỉnh địa giới hành chính

Thứ tư, 01/08/2018, 10:03 AM

Sau 10 năm điều chỉnh địa giới hành chính (1/8/2008 - 1/8/2018), Thủ đô Hà Nội đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ với vai trò là đầu tàu phát triển kinh tế của cả nước, cùng với đó là sự phát triển của hệ thống hạ tầng giao thông và quy hoạch đô thị.

 1. Đại lộ Thăng Long 

nhung-cong-trinh-thay-doi-dien-mao-thu-do-sau-10-nam-dieu-chinh-dia-gioi-hanh-chinh
Đại lộ Thăng Long hay Đường cao tốc Láng – Hòa Lạc là tuyến đường cao tốc nối khu trung tâm Hà Nội với quốc lộ 21A cũ, nay là điểm đầu của đường Hồ Chí Minh. Chiều dài toàn tuyến 30 km, nằm gọn trong địa giới thành phố Hà Nội. (Ảnh Chí Hiếu)

Đây là con đường cao tốc hiện đại nhất Việt Nam tại thời điểm hiện nay, góp phần phát triển đô thị và kinh tế cho Hà Nội và tạo đà phát triển kinh tế cho cả vùng Tây Bắc, Việt Bắc của Tổ quốc. Đại lộ Thăng Long là Công trình chào mừng 1000 năm Thăng Long Hà Nội.

Thông xe từ năm 2010, Đại lộ Thăng Long là tuyến đường cao tốc thuộc chuỗi đô thị Xuân Mai - Miếu Môn - Hòa Lạc - Sơn Tây và là trục hướng tâm nối liền trung tâm Hà Nội, từ hồ Tây, qua các trục đường Văn Cao, Liễu Giai, Nguyễn Chí Thanh, Trần Duy Hưng, nối với tuyến đường bộ xuyên Việt: Đường Hồ Chí Minh để gắn với chuỗi đô thị phía Tây và Sơn Tây - Ba Vì, từ đó kết nối với các tỉnh Việt Bắc như: Thái Nguyên, Cao Bằng, Tuyên Quang, Yên Bái...

2. Cầu Nhật Tân

DJI_0029
Cầu Nhật Tân hay còn gọi là cầu Hữu nghị Việt- Nhật Đây được thông xe vào tháng 1/2015, đây là một trong số rất ít cầu dây văng liên tục nhiều nhịp trên thế giới. Phần cầu chính cũng áp dụng nhiều công nghệ tiên tiến lần đầu được áp dụng ở Việt Nam. Cầu Nhật Tâm đi vào hoạt động sẽ giúp việc di chuyển từ trung tâm Hà Nội đi sân bay Nội Bài giảm còn khoảng một nửa. (Ảnh Chí Hiếu)
nhung-cong-trinh-thay-doi-dien-mao-thu-do-sau-10-nam-dieu-chinh-dia-gioi-hanh-chinh
Ngày 28/1/2017 cũng chính tại cây cầu này hàng trăm nghìn người đã cùng đón đội tuyển U23 về nước. (Ảnh Chí Hiếu)

3. Vành đai 3 trên cao 

18208921_888948594576929_1502788003835489813_o
Sáng 21/10/2012 công trình trong điểm đường vành đai 3 trên cao Hà Nội đã chính thức thông xe. Công trình có vai trò rất quan trọng trong hệ thống giao thông của thành phố Hà Nội và các khu vực phụ cận, vừa phục vụ giao thông nội đô, giao thông liên vùng của thành phố và kết nối các đầu mối đường bộ như: Quốc lộ 1A, Quốc lộ 5, Quốc lộ 18, đường cao tốc Pháp Vân - Ninh Bình, đường cao tốc Láng - Hoà Lạc, đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài và tương lai gần là đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, đường cao tốc Hà Nội - Quảng Ninh với Thủ đô. (Ảnh Chí Hiếu)
DJI_0064
Công trình xây dựng theo cấp đường cao tốc đô thị dành cho ô tô, các phương tiện có thể di chuyển tốc độ tối đa 80km/h tại tuyến đường này. (Ảnh Chí Hiếu)

4. Đường sắt Cát Linh- Hà Đông

nhung-cong-trinh-thay-doi-dien-mao-thu-do-sau-10-nam-dieu-chinh-dia-gioi-hanh-chinh
Là một trong những công trình được kỳ vọng thay đổi diện mạo giao thông Thủ đô, tuyến số 2A Cát Linh - Hà Đông là một tuyến đường sắt đô thị hiện đang được xây dựng tại Hà Nội và dự kiến đưa vào vận hành vào tháng 10 năm 2018. Toàn tuyến có tổng chiều dài 13 km, điểm đầu tại ga Cát Linh, điểm cuối tại ga Yên Nghĩa (Hà Đông). Dự án có 13 đoàn tàu, mỗi đoàn 4 toa. Thời gian khai thác 3-5 phút mỗi chuyến, tốc độ thiết kế tối đa 80 km/h, tốc độ khai thác bình quân là 35 km/giờ. (Ảnh Chí Hiếu)
nhung-cong-trinh-thay-doi-dien-mao-thu-do-sau-10-nam-dieu-chinh-dia-gioi-hanh-chinh
Đây cũng là dự án chậm tiến độ và đội vốn nhất tại Hà Nội, dự án thực hiện từ tháng 11/2008 và ban đầu dự kiến đến tháng 11/2013 hoàn thành, với tổng mức đầu tư hơn 552 triệu USD. Tuy nhiên, với tiến độ chậm, đến tháng 10/2011, dự án mới chính thức triển khai và điều chỉnh tổng vốn đầu tư lên hơn 868 triệu USD (hơn 18.000 tỷ đồng). Thời điểm hiện tại công trình này đã tiến hành đóng điện, chạy thử toàn tuyến. Cho tới 3-6 tháng nữa sẽ đi vào khai thác thương mại. (Ảnh Chí Hiếu)

 6. Tuyến xe bus nhanh BRT

nhung-cong-trinh-thay-doi-dien-mao-thu-do-sau-10-nam-dieu-chinh-dia-gioi-hanh-chinh
31/12/2018 Sở GTVT Hà Nội và Tổng công ty Vận tải Hà Nội đã chính thức đưa vào vận hành tuyến buýt nhanh BRT đầu tiên trên địa bàn Thủ đô. Những chuyến xe buýt nhanh đầu tiên chính thức lăn bánh trên lộ trình có tổng chiều dài 14,77km, qua 21 nhà chờ trên tuyến. Lộ trình tuyến buýt nhanh số 1 bắt đầu từ bến xe Kim Mã - Giảng Võ - Láng Hạ - Lê Văn Lương - Lê Văn Lương kéo dài - Lê Trọng Tấn (Hà Đông). (Ảnh Chí Hiếu)
nhung-cong-trinh-thay-doi-dien-mao-thu-do-sau-10-nam-dieu-chinh-dia-gioi-hanh-chinh
Hợp buýt nhanh (Yên Nghĩa – Kim Mã) có tổng mức đầu tư 53,6 triệu USD. Tổng dự toán cập nhật đến hiện tại hơn 41 triệu USD. Tuyến bus nhanh đầu tiên được áp dụng tại Hà Nội như phép thử mới góp phần nâng cao năng lực hệ thống vận tải hành khách công cộng tại Hà Nội, từng bước thay đổi thói quen sử dụng phương tiện giao thông của người dân thành phố. (Ảnh Chí Hiếu)

7. Những tuyến đường mới kết nối với vùng phụ cận

4121_DJI_0066
Tuyến đường Trần Hữu Dực được thông xe tháng 4/2017 đã tạo điều kiện phát triển không gian đô thị, mạng lưới dịch vụ, thương mại, kết nối các trung tâm văn hóa, làng nghề… gắn kết các khu kinh tế hiện có tạo thành hệ thống bổ trợ cho nhau thúc đẩy phát triển kinh tế dân sinh toàn thành phố và khu vực quận Nam Từ Liêm, cùng với đó những tuyến đường mới như tuyến Xa La - Nguyễn Xiển, Tuyến đường Vành đai 3 Phạm Văn Đồng, Đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài... (Ảnh Chí Hiếu)

 8. Cầu vượt thép lớn nhất Hà Nội

nhung-cong-trinh-thay-doi-dien-mao-thu-do-sau-10-nam-dieu-chinh-dia-gioi-hanh-chinh
Để giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông, tháng 1/2016 nút giao trung tâm quận Long Biên với tổng mức đầu tư dự án là 2.847 tỉ đồng, trong đó cây cầu vượt được làm bằng thép có chiều dài khoảng 800m, dành cho 6 làn xe cơ giới đã chính thức hoàn thành. (Ảnh Chí Hiếu)

Cây cầu này ngoài việc giải quyết ùn tắc giao thông các tuyến đường trung tâm quận Long Biên, còn là tuyến giao thông huyết mạch kết nối khu vực Tây Bắc và sân bay Nội Bài với Hải Phòng, Quảng Ninh. Ngoài ra, nó còn góp phần giảm tải cho trục đường Vành đai 3 đi cầu Thăng Long đang ngày càng quá tải, thường xuyên bị ùn tắc kéo dài.

9. Những con đường đắt nhất hành tinh trên tuyến đường Vành đai 1

nhung-cong-trinh-thay-doi-dien-mao-thu-do-sau-10-nam-dieu-chinh-dia-gioi-hanh-chinh
Dự án đường vành đai 1 đoạn Kim Liên - Ô Chợ Dừa dài 550 m có kinh phí xây dựng lên tới 642 tỉ đồng, hoàn thành năm 2010, khi đó đã được coi là "con đường đắt nhất hành tinh". Hà Nội tiếp tục phá vỡ kỷ lục "con đường đắt nhất hành tinh" cũng là dự án đường vành đai 1 đoạn Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu có chiều dài khoảng 500 m và tổng mức đầu tư khoảng 700 tỉ đồng, mỗi một m dài đường có chi phí đầu tư khoảng 1,4 tỉ đồng, hoàn thành năm 2015. (Ảnh Chí Hiếu)
nhung-cong-trinh-thay-doi-dien-mao-thu-do-sau-10-nam-dieu-chinh-dia-gioi-hanh-chinh
Trong quý IV/2018, dự án đầu tư xây dựng tuyến đường Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục nhằm đồng bộ tuyến đường Vành đai 1 từ đê Nguyễn Khoái đến Cầu Giấy theo quy hoạch, kết nối giữa các tuyến đường đã và đang được đầu tư xây dựng, tăng diện tích đường giao thông, góp phần giải tỏa ùn tắc giao thông trên mạng lưới và trong khu vực đô thị trung tâm của thành phố Hà Nội. Trung bình mỗi một m dài tuyến đường Hoàng Cầu - Voi Phục có tổng chi phí đầu tư lên tới 3,421 tỷ đồng. Cao gấp 3 lần chi phí đầu tư đường Kim Liên - Ô Chợ Dừa, và cao gấp 2,4 lần chi phí đầu tư đường Ô Chợ Dừa - Hoàng Cầu. (Ảnh Chí Hiếu)

10. Những toà cao ốc tại Hà Nội

nhung-cong-trinh-thay-doi-dien-mao-thu-do-sau-10-nam-dieu-chinh-dia-gioi-hanh-chinh
vov_ha-noi-10-10-15
Untitled-1 (2)
Những khu đô thị phía Đông Thủ đô. (Ảnh Chí Hiếu)
 

Lễ hội đường phố với hơn 5.000 người biểu diễn chào mừng kỷ niệm 10 năm Hà Nội mở rộng

Lễ ăn hỏi truyền thống, tà áo dài Việt xuất hiện đầy ấn tượng trên phố đi bộ nhân kỷ niệm 10 năm Hà Nội mở rộng địa giới hành chính.