Những hiểu nhầm không đáng có khi dùng vitamin C tăng sức đề kháng

Thứ bảy, 30/03/2019, 09:59 AM

Vitamin C không hề xa lạ nhưng không phải ai cũng biết đầy đủ về nó, đặc biệt là trong việc dùng Vitamic C tăng sức đề kháng cho những đối tượng khác nhau, thể trạng sức khỏe và hoạt động hàng ngày khác nhau.

nhung-hieu-nham-khong-dang-co-khi-dung-vitamin-c-tang-suc-de-khang
Vitamin C tăng sức đề kháng

Vitamin C tăng sức đề kháng cho cơ thể

Vitamin C tăng sức đề kháng cho cơ thể tồn tại dưới hai dạng D và L. Dạng D không có hoạt tính sinh học. Dạng L khi bị ôxy hóa lần đầu chuyển thành axit dehydro ascorbic (hơi ngả màu) vẫn còn hoạt tính sinh học của vitamin C. Vitamin C tham gia và các hoạt động sản sinh ra các chất có khả năng giúp cơ thể đề kháng với các yếu tố môi trường bên ngoài.

- Thúc đẩy sự hình thành collagen: Khi thiếu vitamin C, quá trình tổng hợp collagen gặp trở ngại, khiến các vết thương lâu lành dẫn đến xuất huyết ở nhiều mức độ khác nhau (vỡ mao mạch, chảy máu dưới da, chảy máu lợi), thành mạch yếu… là các hiện tượng thường thấy ở bệnh scobat.

- Giúp kích hoạt enzyme: Vitamin C có thể bảo vệ vitamin A, vitamin E, và các axit béo thiết yếu khỏi bị tiêu huỷ. Vitamin C còn làm cho sắt có trong thức ăn được duy trì trong trạng thái hoàn nguyên, thúc đẩy sự hấp thụ và chuyển dịch tồn trữ sắt trong cơ thể. Nó cũng giữ cho cho canxi trong thành ruột không bị kết tủa, giúp cải thiện tỷ lệ hấp thụ canxi vào cơ thể. Vitamin C còn tham gia phản ứng hydroxyt của cholesterol thành axit cholic, có hiệu quả nhất định trong điều trị thiếu hồng cầu.

- Tham gia quá trình chuyển hóa cholesterol: Vitamin C giúp 80% cholesterol chuyển hóa thành sulfat tan trong nước để bài tiết khỏi cơ thể, giảm hàm lượng cholesterol trong máu; loại bỏ cholesterol tích tụ trong động mạch; gia tăng các thành phần có ích của máu như lipoprotein, có ý nghĩa quan trọng trong phòng chống xơ vữa động mạch.

- Tham gia quá trình bài tiết chất độc khỏi cơ thể: Vitamin C tiếp tục ô-xy hóa thành glutathione (diketo golunat) cùng với chất độc trong cơ thể bị bài tiết ra ngoài.

- Phòng chống ung thư: Vitamin C hỗ trợ ngăn ngừa sự xuất hiện của các khối u đường tiêu hóa một cách hiệu quả. Khi tham gia vào quá trình tổng hợp collagen, Vitamin C giúp các tế bào kẽ duy trì cấu trúc bình thường, làm giảm quá trình phát triển của tế bào ung thư.

- Chống cảm lạnh: Vitamin C có thể cải thiện khả năng kháng bệnh của các tế bào miễn dịch và tăng cường miễn dịch của cơ thể và miễn dịch humoral, loại bỏ các yếu tố gây bệnh, giữ hệ hô hấp được bảo toàn. Các thí nghiệm cho thấy, uống 1.000 mg vitamin C mỗi ngày có thể giảm 50% nguy cơ bị cảm lạnh và giảm 23% các triệu chứng cảm cúm.

Không nên lạm dụng Vitamin C

Vitamin C không tích lũy trong cơ thể mà bị thải ra theo đường nước tiểu dưới dạng đã được chuyển hóa. Việc thiếu vitamin C sẽ dẫn đến các bệnh nguy hiểm như xuất huyết, loãng xương…Tuy nhiên, bạn không nên lạm dụng vitamin C, càng không nên uống hàng ngày trong thời gian lâu dài vì các lý do sau:

- Nguy cơ sỏi thận: Trong ruột non, vitamin C bị hấp thụ rất nhanh. Khi đã bão hòa thì số dư thừa sẽ bị nước tiểu bài tiết ra ngoài rất nhanh. Nếu mỗi ngày bạn dùng 1g vitamin C trong một thời gian dài thì sẽ có nguy cơ bị sỏi thận.

- Dễ bị rạo rực, nôn mửa: Độc tính của vitamin C rất thấp nhưng uống quá nhiều có thể khiến người uống có cảm giác trong người buồn nôn.

- Người loét dạ dày đau dữ dội: Nếu bạn đang bị loét dạ dày mà uống nhiều vitamin C sẽ khiến cơn đau dạ dày làm bạn đau dữ dội hơn.

- Xuất huyết: Với phụ nữ vừa phá thai, nếu mỗi ngày dùng 6g vitamin C liên tục trong 3 ngày sẽ dẫn tới chảy máu như kinh nguyệt.

Cách bổ sung vitamin C

Theo nghiên cứu y học, mỗi cá nhân ở các nhóm tuổi, thói quen sinh hoạt khác nhau sẽ có nhu cầu Vitamin C tăng sức đề kháng khác nhau. Người lao động bình thường cần 75mg/ngày; phụ nữ có thai 100 - 120mg/ngày.

Khi dùng liều cao để điều trị chống nhiễm khuẩn hay ngăn ngừa ung thư 150mg/ngày. Người lao động nặng, người nghiện thuốc lá, người bệnh đang thời kỳ hồi phục tổn thương cần 200mg/ngày.

Nhu cầu vitamin C mỗi ngày từ trẻ sơ sinh đến 3 tuổi, cơ thể của chúng cần từ 25 - 30mg, từ 4 - 18 tuổi, nhu cầu cần từ 30 - 40mg, người lớn trung bình 45mg mỗi ngày.

Đối với phụ nữ mang thai, nhu cầu vitamin C mỗi ngày là 50mg, khi nuôi con bú là 70mg. Để đảm bảo số lượng vitamin C cho cơ thể hoạt động, hàng ngày cần thiết phải cung cấp đủ lượng vitamin C trong khẩu phần ăn.

Nếu khẩu phần ăn vì lý do nào đó không cấp đủ lượng vitamin C, hoặc người bị căng thẳng, mệt mỏi do gắng sức, cơ thể suy nhược, người đang dưỡng bệnh; trẻ đang trong giai đoạn phát triển, dậy thì thì nên bổ sung thêm.

 

Loạn thần do nghiện rượu, người đàn ông tự cắt 'cậu nhỏ' của mình

Vừa qua Trung tâm Nam học, Bệnh viện Hữu Nghị Việt Đức đã tiếp nhận một trường hợp người đàn ông bị thương tổn nặng vùng bộ phận sinh dục, tiếp xúc khó khăn, có dấu hiệu loạn thần.

 

Bệnh lạ bùng phát ở Trung Quốc, ít nhất 44 người nhập viện

Một sự bùng phát bệnh do virus bí ẩn ở Trung Quốc đã khiến ít nhất 44 người mắc bệnh, trong đó ít nhất 11 người bị nguy kịch, hơn 100 người khác đang được theo dõi.

Link gốc: https://baosuckhoecongdong.vn/nhung-hieu-nham-khong-dang-co-khi-dung-vitamin-c-tang-suc-de-khang-148271.html