Những nữ doanh nhân là niềm tự hào đưa Việt Nam vượt Singapore

Chủ nhật, 22/03/2020, 13:02 PM

Với những nữ doanh nhân nổi tiếng như bà Uyên Phương (Tân Hiệp Phát), bà Kiều Liên (Vinamilk), bà Thái Hương (TH True Milk), Nguyễn Thị Nga (Seabank) Việt Nam vinh dự xếp trên Singapore trong bảng xếp hạng Mastercard (MIWE).

Những nữ doanh nhân là niềm tự hào của phụ nữ Việt Nam.

Những nữ doanh nhân là niềm tự hào của phụ nữ Việt Nam.

Chỉ số phát triển nữ doanh nhân của Mastercard (MIWE) mới đây cho thấy, Việt Nam hiện đã vượt Singapore 4 bậc trong bảng xếp hạng về tỷ lệ chủ doanh nghiệp là nữ.

Cụ thể, theo báo cáo Việt Nam hiện đứng thứ 20 về tỷ lệ chủ doanh nghiệp là nữ trong khi đó Singapore lại xếp thứ 24.

Với những gương mặt nữ doanh nhân tiêu biểu như bà Trần Uyên Phương - Phó Tổng giám đốc Tân Hiệp Phát; bà Mai Kiều Liên - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk); bà Thái Hương - Nhà sáng lập, Chủ tịch Hội đồng chiến lược Tập đoàn TH tại Việt Nam; bà Nguyễn Thị Nga - nguyên Chủ tịch SeABank...., MIWE xếp Việt Nam vượt trên một loạt các cường quốc châu Á như: Hàn Quốc (thứ 36), Nhật Bản (46)...

Theo báo cáo, Việt Nam nằm trong Top 20 thị trường là nơi các nữ doanh nhân có được điều kiện thuận lợi nhất để phát triển. Đồng thời là một trong 7 thị trường được đánh giá có mức độ bình đẳng giới cao trong các hoạt động khởi nghiệp.

Trong khi đó, khu vực Trung Đông và châu Phi, tiếp đến là châu Á, có ít sự hỗ trợ cho nữ doanh nhân nhất. Tuy nhiên, 6 trong số top 20 quốc gia có điểm MIWE cao nhất lại ở châu Á.

Một phần ba các quốc gia châu Á trong top 20 là các quốc gia có thu nhập cao, trong đó đó Đài Loan, Singapore và Hồng Kông. Những quốc gia này có nền giáo dục tốt hơn, nhiều tài sản tài chính hơn và nhìn chung, có nhiều điều kiện thuận lợi để nuôi dưỡng doanh nghiệp hơn.

Bà Julienne Loh - Phó chủ tịch Điều hành, Quan hệ đối tác Doanh nghiệp châu Á - Thái Bình Dương nhận định, bất bình đẳng giới là một vấn đề toàn cầu.

Phụ nữ sống ở những nơi có nhiều điều kiện và nguồn lực tốt, như nền giáo dục tiến bộ hay sự hỗ trợ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ, vẫn có thể không muốn khởi nghiệp hoặc làm lãnh đạo do các chuẩn mực định kiến xã hội.

Ấn Độ là một thị trường lý tưởng để khởi nghiệp, tạo ra một tỷ lệ lớn các doanh nhân đổi mới sáng tạo, nhưng chỉ có 7 trên 100 chủ doanh nghiệp là nữ giới.

Trong khi đó, báo cáo nghiên cứu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) công bố cuối năm 2019 nhận định, doanh nghiệp do nữ giới làm chủ có kết quả kinh doanh không hề thua kém doanh nghiệp do nam giới làm chủ.

Thậm chí, tỷ lệ doanh nghiệp do nữ làm chủ có lãi trong năm 2019 còn nhích hơn đôi chút. Nhưng tỷ lệ nữ doanh nhân chọn tăng quy mô doanh nghiệp trong 2 năm tới chỉ là 45,2% so với 50,5% của đồng nghiệp nam. 46,6% doanh nhân nữ chọn giữ nguyên quy mô doanh nghiệp hiện tại so với 41% của doanh nghiệp do nam làm chủ.

Bài liên quan