Những sự kiện sẽ ảnh hưởng kinh tế thế giới 2020

Thứ bảy, 25/01/2020, 18:58 PM

Bước sang năm 2020 kinh tế thế giới dự báo đối mặt với nhiều thách thức, những thách thức đó phần nào đến từ những nút thắt chưa được hóa giải của năm 2019.

Nói đến những nút thắt quan hệ kinh tế tác động đến nền kinh tế thế giới trong hơn 1 năm qua không thể không kể đến diễn biến căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. Ảnh minh họa

Nói đến những nút thắt quan hệ kinh tế tác động đến nền kinh tế thế giới trong hơn 1 năm qua không thể không kể đến diễn biến căng thẳng thương mại Mỹ - Trung. Ảnh minh họa

Thương chiến Mỹ-Trung

Nói đến những nút thắt quan hệ kinh tế tác động đến nền kinh tế thế giới trong hơn 1 năm qua không thể không kể đến diễn biến căng thẳng thương mại Mỹ - Trung (thương chiến Mỹ-Trung).

Đến giữa tháng 1/2020, Mỹ và Trung Quốc ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn 1. Theo đó, Trung Quốc đồng ý mua 200 tỷ USD hàng hóa từ Mỹ trong vòng 2 năm. Mỹ cam kết không áp thêm thuế quan lên hàng hóa Trung Quốc.

Tuy nhiên, Mỹ vẫn giữ nguyên mức thuế quan đã áp lên 250 tỷ USD hàng Trung Quốc. Mức thuế 15% được áp ngày 1/9/2019 lên 120 tỷ hàng nhập từ Trung Quốc sẽ giảm xuống mức 7,5%.

Trước đó, Ngày 1/11/2019, Trung Quốc thắng kiện ở WTO, được phép áp dụng biện pháp trừng phạt đối với 3,6 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Mỹ do Mỹ đã không tuân thủ các quy tắc chống bán phá giá đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc.

Thương chiến Mỹ Trung sẽ ảnh hưởng kinh tế thế giới 2020

Thương chiến Mỹ Trung sẽ ảnh hưởng kinh tế thế giới 2020

Đến ngày 26/11/2019, Mỹ ban hành quy trình mới để bảo vệ mạng viễn thông khỏi những mối đe dọa an ninh quốc gia. Điều này có thể ảnh hưởng đến Huawei và ZTE, hai doanh nghiệp Trung Quốc đang nằm trong “danh sách đen” của Mỹ.

Dù có nhiều nhận định lạc quan cho rằng thương chiến Mỹ-Trung hạ nhiệt tuy nhiên vẫn có lo ngại bùng phát trở lại. Còn sớm khi nói rằng chiến tranh thương mại Mỹ và Trung Quốc đã được giải quyết.

Bắc Kinh phá giá đồng Nhân dân tệ

Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) mở đầu phiên giao dịch ngày 7/8 đã thiết lập tỉ giá đồng Nhân dân tệ (CNY) ở mức 6.9996 CNY đổi được 1 USD, mức thấp nhất kể từ 15/5/2008.

Quyết định hạ giá đồng CNY của PBOC đã khiến Bộ Tài chính Mỹ chính thức liệt Trung Quốc vào danh sách quốc gia thao túng tiền tệ. PBOC ngày 6/8 tuyên bố Bắc Kinh kiên quyết phản đối quyết định này của Mỹ, cho rằng Bắc Kinh chưa và sẽ không sử dụng đồng CNY để đối phó với những bất đồng về thương mại với nền kinh tế lớn nhất thế giới. Theo tuyên bố của PBOC, việc coi Trung Quốc là quốc gia thao túng tiền tệ gây tổn hại nghiêm trọng tới các quy tắc quốc tế.

Theo các chuyên gia của Chương trình Nghiên cứu Kinh tế Trung Quốc thuộc Viện Nghiên cứu Chính sách, đồng CNY đã mất mốc 7.0 sẽ khiến đồng tiền của các thị trường tài chính quốc tế ít nhiều chịu áp lực.

 

 

Việc Trung Quốc phá giá đồng CNY là cú đòn hiểm nhằm đối phó xung khắc thương mại với Mỹ. Tuy lúc này là công hiệu, nhưng có nhiều hạn chế, gây hệ lụy khiến nước khác bị vạ lây.

Phá giá đồng bản tệ luôn được coi là biện pháp chính sách đặc biệt trong kinh tế đối ngoại. Nó như con dao hai lưỡi vì sẽ rất đắc dụng nếu được sử dụng đúng lúc và đúng mức, nhưng nếu quá mức về thời gian và mức độ thì lại phản tác dụng hay lợi bất cập hại vì giúp giải quyết được vấn đề này sẽ gây ra vấn đề tai hại khác.

Đồng tiền yếu giúp thúc đẩy xuất khẩu thông qua tăng khả năng cạnh tranh quốc tế của hàng hoá. Nó phục vụ đắc lực cho mô hình cơ cấu kinh tế cũng như tăng trưởng kinh tế định hướng vào xuất khẩu. Nhưng đồng tiền yếu tiềm ẩn nguy cơ dòng vốn đầu tư "chạy trốn" ra nước ngoài và nguy cơ lạm phát. Bởi thế, phá giá đồng bản tệ không thể là biện pháp chính sách công hiệu lâu dài và biện pháp chính sách này chỉ có thể đắc dụng khi được áp dụng vào đúng thời điểm, với đúng mức độ và trong khoảng thời gian thích hợp nhất định.

Từ đó có thể thấy, việc Trung Quốc phá giá đồng CNY tuy là cú đòn hiểm trong gói những biện pháp chính sách của Trung Quốc đáp trả Mỹ ở lần xung khắc thương mại này nhưng cũng lại rất bất đắc dĩ đối với Trung Quốc. Trung Quốc không thể cứ tiếp tục phá giá đồng tiền mãi được và duy trì đồng tiền yếu trong thời gian dài.

Khủng hoảng của Boeing 737 ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế Mỹ

Dòng máy bay Boeing 737 MAX bị đình chỉ bay trên toàn thế giới đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến các hãng hàng không trên toàn cầu, tiêu biểu các hãng hàng không Mỹ sử dụng 737 MAX như Southwest Airlines và American Airlines liên tục trì hoãn việc đưa máy bay 737 MAX quay trở lại hoạt động. Bên cạnh đó, các hãng hàng không này cũng công bố thiệt hại hàng trăm triệu USD doanh thu từ việc 737 MAX bị đình chỉ kể từ tháng 3/2019 do liên tiếp xảy ra các thảm họa hàng không của hãng Lion Air (Indonesia) hồi tháng 10/2018 và của Ethiopian Airlines (Ethiopia) hồi tháng 3/2019 khiến 346 người thiệt mạng.

Bank of America cũng hạ dự báo tăng trưởng kinh tế của Mỹ trong quý này từ 1,7% xuống còn 1,2%, sau thông báo của Boeing liên quan tới việc hãng này sẽ ngừng sản xuất dòng máy bay 737 MAX kể từ tháng 1 tới.

Boeing hiện đang là một trong những nhà sản xuất công nghiệp lớn nhất nước Mỹ và đồng thời cũng là nhà xuất khẩu hàng đầu. Các chuyên gia của Capital Economics dự báo, trong trường hợp việc tạm dừng sản xuất dòng 737 MAX kéo dài đến hết quý I/2020, nền kinh tế Mỹ có thể thiệt hại 0,5 điểm % GDP. Ở vị trí đầu tàu kinh tế thế giới, chắc chắ khi kinh tế Mỹ chịu thiệt hại sẽ ảnh hưởng đến kinh tế thế giới 2020.