Những sự thật thú vị về nhau thai

Thứ hai, 03/02/2020, 19:35 PM

Nhau thai là một phần gắn bó với con yêu của mẹ trong 9 tháng 10 ngày, nhưng có bao giờ mẹ tự hỏi nhau thai là gì? Có vai trò như thế nào đối với thai nhi không? Hãy cùng Bầu tìm hiểu những điều thú vị về nhau thai.

Empty

Nhau thai là kết tinh của mẹ và bé

Nhau thai được tạo thành từ 50% tế bào của mẹ và 50% tế bào của bé. Thông thường, trọng lượng của nhau thai sẽ bằng 1/6 tổng trọng lượng của bé.

Nhau thai đóng vai trò truyền dưỡng chất từ mẹ sang thai nhi

Đóng vai trò trung gian, truyền chất dinh dưỡng từ mẹ sang cho thai nhi, nhau thai là phần không thể thiếu để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi.

Nhau thai có thể bị sót trong tử cung gây nguy hiểm cho mẹ

Thông thường, sau khi sinh khoảng 30 - 60 phút, tử cung sẽ co bóp và đẩy hết phần nhau thai còn lại ra ngoài cơ thể. Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp sót nhau do nhau thai bám sâu, bám vào vết sẹo gây đau đớn, thậm chí có thể gây nguy hiểm đến tính mạng người mẹ.

Empty

Nhau thai tiết ra hormone gây mệt mỏi trong thai kỳ

Khi mang thai, chính sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể sẽ khiến mẹ bầu khó chịu và mệt mỏi hơn hẳn. Thủ phạm chính là nhau thai, nó sản sinh ra các loại hormone làm mẹ bầu đau mỏi, khó chịu hơn.

Nhau thai bắt đầu được hình thành từ lúc mẹ cấn bầu

Ngay từ lúc trứng bắt đầu được thụ tinh, các tế bào nhau thai cũng được hình thành trong cơ thể người mẹ.

Nhau thai có thể ăn

Nghe có vẻ rất kinh dị, nhưng thực tế không chỉ động vật ăn hết nhau thai sau sinh, ở một vài nơi trên thế giới, nhiều người xem nhau thai như một “thần dược” tăng cường sức khỏe, dưỡng da và làm đẹp..

Empty

Nhau thai không có tác dụng bảo vệ thai nhi tuyệt đối

Tuy đảm nhận nhiệm vụ lọc độc tố và bảo vệ thai nhi khỏi nhiễm trùng nhưng nhau thai không phải là “tấm lá chắn” 100% bởi vẫn có những chất độc hại vẫn có thể xâm nhập và làm hại thai nhi. Bên cạnh đó, nhau thai cũng không ngăn ngừa được các loại vi-rút gây bệnh như Rubella.

Nhau thai bảo vệ thai nhi nhưng cũng có thể gây nguy hiểm cho bé

Vào tuần thai thứ 40, nếu quá trình chuyển dạ vẫn chưa xảy ra, bánh nhau sẽ xuất hiện tình trạng can - xi hóa rất nguy hiểm. Mẹ bầu nên thường xuyên đi kiểm tra để có biện pháp xử lý kịp thời.

Trên đây là 8 sự thật về nhau thai, mẹ cùng đọc để biết thêm những điều thú vị xoay quanh việc bầu bí nhé.

Bài liên quan