Nơi tận cùng của Trái Đất: Đẹp đến nao lòng!

Thứ sáu, 27/04/2018, 11:13 AM

Thuộc lãnh thổ giữa hai quốc gia có diện tích lớn là Argentina và Chile, Patagonia dường như ít được ai biết đến. Nơi đây được mệnh danh là “vùng đất tận cùng của Trái Đất”, được bao quanh bởi những huyền thoại, sự cô đơn, bình yên và cả sự bí ẩn.

noi-tan-cung-cua-trai-dat-dep-den-nao-long
Bức ảnh được nhiếp ảnh gia Saul Santos chụp tại dòng sông băng Pia trên dãy Darwin ở Patagonia, Nam Mỹ. Santos là nhiếp ảnh gia chuyên về mảng du lịch. Những bức ảnh của ông đã xuất hiện trên trang bìa của hơn 30 tạp chí và sách.
noi-tan-cung-cua-trai-dat-dep-den-nao-long
Patagonia là vùng đất thiên đường. Nơi khởi nguồn của nhiều câu truyện truyền thuyết, với những sinh vật khổng lồ, những khu rừng, vịnh, hang động, sông băng, suối nước nóng… tạo nên cảnh sắc đa dạng tuyệt đẹp, có sức mê hoặc nhất trên Trái Đất. Trong ảnh là mũi Cape Horn – Nơi giao nhau giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
noi-tan-cung-cua-trai-dat-dep-den-nao-long
Bức ảnh ấn tượng chụp con sư tử biển nằm nghỉ trên mỏm đá thực hiện bởi nhiếp ảnh gia Paolo Petrignani. 
noi-tan-cung-cua-trai-dat-dep-den-nao-long
Là nơi sinh sống từ năm 10.500 trước Công nguyên với sự tồn tại của nhiều nền văn hóa khác nhau và những dòng người di cư liên tiếp, nhưng miền đất cổ Patagonia chỉ được thế giới biết đến từ thế kỷ XVI trong chuyến đi của nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha, Magellan và đặt tên theo bộ tộc sống tại đây.
noi-tan-cung-cua-trai-dat-dep-den-nao-long
Patagonia được xem là nơi tận cùng thế giới bởi miền đất này chỉ nằm cách Nam cực hơn 1000 km. Trong ảnh, một dòng sông băng bên cạnh khu rừng được nhiếp ảnh gia Stanislas Fautré chụp lại vào năm 1989.
noi-tan-cung-cua-trai-dat-dep-den-nao-long
Nhiếp ảnh gia Fautre chụp bức ảnh này khi chèo thuyền qua các khối băng cổ đại. Trước đây anh làm việc cho hãng tin Sipa và hiện là phóng viên của Le Figaro.
noi-tan-cung-cua-trai-dat-dep-den-nao-long
Patagonia đem đến cho du khách những chuyến phiêu lưu mạo hiểm cực kỳ thú vị mà không nơi nào có được, như việc thưởng thức bữa ăn trên ngọn núi đá xa xôi hay tận hưởng cảm giác thanh bình tuyệt vời ở giữa các tảng băng trắng xóa.
noi-tan-cung-cua-trai-dat-dep-den-nao-long
Bức ảnh ấn tượng này được chụp bởi nhiếp ảnh gia Petrignani.
noi-tan-cung-cua-trai-dat-dep-den-nao-long
Thành phố Ushuaia là cây cầu tự nhiên nằm giữa Argentina và Chile.
noi-tan-cung-cua-trai-dat-dep-den-nao-long
Giống như là nơi Trái Đất "kết thúc", góc cạnh của từng ngọn núi băng, sự thanh bình của những dòng sông thật sự là nơi kỳ diệu và đầy bí ẩn. Vẻ đẹp ngoạn mục của rìa thế giới ở Chile quả thực đẹp đến nao lòng.
noi-tan-cung-cua-trai-dat-dep-den-nao-long
Trên cây cầu Australis, tại điểm khởi đầu của hành trình khám phá Patagonia.
noi-tan-cung-cua-trai-dat-dep-den-nao-long
Nhiếp ảnh gia Andreas Magai cho biết, du khách cũng có thể chiêm ngưỡng loài chim cánh cụt trong suốt hành trình khám phá “vùng đất tận cùng của Trái Đất".
 

Trái Đất đáng giá bao nhiêu?

Trái Đất sở hữu vô vàn tài nguyên, khoáng sản và những vật chất chưa khám phá. Vậy, Trái Đất có giá trị quy ra tiền là bao nhiêu?

 

Vì sao mùa đông năm nay thế giới lạnh 'thấu xương' dù nhiệt độ trái đất đang tăng?

Khắp châu Âu, châu Mỹ và châu Á, từ Mỹ, Canada, Áo tới Trung Quốc đang hứng chịu cái rét kỷ lục. Những ngọn thác, con sóng đóng băng, cá mập chết vì quá lạnh là những minh chứng rõ ràng nhất cho thấy cái lạnh cực độ của mùa đông năm nay. Tuy nhiên, trớ trêu thay, nhiệt độ trái đất lại đang tăng. Vì sao?