Nữ nghi phạm cướp ngân hàng Techcombank ở TP HCM đối diện mức án nào?

Thứ hai, 12/10/2020, 11:14 AM

Vụ nữ nghi phạm cướp ngân hàng Techcombank nằm trên đường Trương Vĩnh Ký (phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú, TP HCM), dư luận đặt câu hỏi nữ nghi phạm này sẽ phải đối diện với mức án nào?

Nữ nghi phạm cướp ngân hàng Techcombank ở TP HCM đối diện mức án nào?

Nữ nghi phạm cướp ngân hàng Techcombank ở TP HCM đối diện mức án nào?

Ngày 12/10, Công an quận Tân Phú đang phối hợp cùng Công an TP HCM tiến hành lấy lời khai Phùng Thị Thắng (SN 1996, quê tỉnh Bắc Giang, trú quận Tân Phú, TP HCM) để làm rõ về động cơ, hành vi phạm tội.

Trước đó, ngày 10/10, phía Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam hay con gọi là Techcombank đã phát đi thông báo liên quan đến vụ người phụ nữ cướp 2 tỷ ở chi nhánh tại TP HCM.

Cụ thể, khoảng 12h20 ngày 10/10, một đối tượng nữ đội mũ, mặc áo dài tay, đeo khẩu trang giả danh khách hàng xách túi bước vào chi nhánh chi nhánh ngân hàng Techcombank nằm trên đường Trương Vĩnh Ký, phường Tân Sơn Nhì, quận Tân Phú.

Thời điểm này, chi nhánh ngân hàng Techcombank đang chuẩn bị bị đóng cửa và không còn khách hàng giao dịch. Đối tượng bị lực lượng chặn lại thì vội rút thiết bị gây nổ tự chế trong túi và đổ xăng ra sàn. Đồng thời, đối tượng rút khò lửa với tư thế sẵn sàng phóng hỏa, yêu cầu đưa tiền.

Đối tượng lấy được tiền bỏ chạy ra ngoài lên xe taxi đang đậu trước cửa chi nhánh tẩu thoát. Sau đó, phía chi nhánh ngân hàng Techcombank đã báo cáo công an. Sau hơn 3 giờ truy xét, công an đã bắt giữ được đối tượng gây án là Phùng Thị Thắng.

Báo An ninh Thủ đô đưa tin, luật sư Nguyễn Tiến Hòa - Đoàn Luật sư Hà Nội cho biết, hành vi dùng vũ lực, hung khí đe dọa cán bộ nhân viên ngân hàng để lấy tài sản là hành vi cướp tài sản, đối tượng và vật chứng đã được thu giữ. Nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm, đối tượng này sẽ phải chịu chế tài nghiêm khắc với khung hình phạt có thể lên đến 20 năm tù hoặc tù chung thân.

Điều 168 BLHS 2015 quy định, người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 3-10 năm. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500 triệu đồng trở lên thì bị phạt tù từ 18-20 năm hoặc tù chung thân.

Cũng theo luật sư Tiến Hòa, mặt khách quan của tội cướp tài sản là có hành vi đe doạ ngay tức khắc dùng vũ lực. Đó là hành vi cụ thể của người phạm tội biểu hiện cho người bị tấn công biết rằng người phạm tội có thể sử dụng vũ lực (khi bắn, chém, kích hoạt khối thuốc nổ, bom, mìn…) ngay tức khắc nếu người bị tấn công có hành vi cản trở việc chiếm đoạt tài sản của người phạm tội nhằm làm tê liệt ý chí kháng cự của người bị tấn công.

Đối tượng chiếm đoạt của hành vi cướp tài sản là tài sản của Nhà nước, của tổ chức, tài sản của công dân. Đối với tội danh này, việc hậu quả có xảy ra hay không (có lấy được tài sản hay không), giá trị tài sản ít hay nhiều không làm ảnh hưởng đến việc truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội mà chỉ có ý nghĩa về định khung hình phạt. Thời điểm hoàn thành của tội phạm này được xác định từ lúc kẻ phạm tội thực hiện hành vi nguy hiểm

"Để xử lý đúng người, đúng tội, cơ quan chức năng sẽ tiếp tục xác minh làm rõ danh tính đối tượng thực hiện hành vi, nguyên nhân động cơ của sự việc, đề xuất chế tài áp dụng" - Luật sư Tiến Hòa nhấn mạnh.

Hiện, vụ việc đang được cơ quan công an điều tra, làm rõ và xử lý theo quy định của pháp luật.

Bài liên quan