Nước Đức sẽ áp dụng trở lại chế độ nghĩa vụ quân sự bắt buộc?

Thứ năm, 29/11/2018, 10:48 AM

Sau 07 năm bãi bỏ, chính sách nghĩa vụ quân sự bắt buộc có thể được nước Đức áp dụng trở lại.

Trước tình trạng thiếu thốn nhân lực cho quân đội Đức, mới đây, Đảng Liên minh Dân chủ Thiên chúa giáo (Christain Democratic Union - CDU) của Thủ tướng Angela Merkel đã đề xuất giải pháp phục hồi chế độ nghĩa vụ quân sự. Các thảo luận về đề xuất gần đây không có nghĩa là hoàn thành; đây là những ngày đầu và không phải tất cả mọi người trong CDU đều nghĩ đó là con đường để đi. Mặc dù vấn đề này vẫn đang được thảo luận trong đảng, và chưa có được sự thống nhất về ý kiến, tuy nhiên trong công chúng Đức đã có nhiều ý kiến ủng hộ, coi đây như là giải pháp triệt để để khắc phục những nhược điểm cố hữu của chế độ nhập ngũ tình nguyện.

Việc tái lập chế độ nghĩa vụ quân sự cũng có được sự ủng hộ của Đảng sự lựa chọn mới cho nước Đức (Alternative for Deutschland – AfD) - một đảng phái cực hữu non trẻ trong nghị viện Đức. Bản thân Đảng AfD cũng phản đối quyết liệt việc bãi bỏ chế độ quân sự ở Đức vào năm 2011.

nuoc-duc-se-ap-dung-tro-lai-che-do-nghia-vu-quan-su-bat-buoc
Bà Alice Weidel, lãnh đạo AfD

Lãnh đạo AfD, bà Alice Weidel cho rằng: Việc bãi bỏ chế độ nghĩa vụ quân sự là “một sai lầm nghiêm trọng”. Vì vậy, không ngạc nhiên khi bà Alice Weidel đã nhanh chóng đăng tải các nội dung ủng hộ chính sách nghĩa vụ quân sự bắt buộc trên mạng xã hội, với quan điểm: Bundeswehr (quân đội Đức) phải “trở thành nhà tuyển dụng hấp dẫn một lần nữa”.

Có nhiều ý kiến cho rằng CDU đã đưa ra đề xuất này nhằm lôi kéo những người ủng hộ AfD về phía Đảng CDU của bà Merkel, dựa trên một nền tảng bảo thủ rằng chế độ nghĩa vụ quân sự sẽ tốt cho nước Đức – và cho đảng. Bằng cách phục hồi chế độ nghĩa vụ quân sự, CDU có thể lôi kéo các cử tri về phía mình. Theo một cuộc thăm dò gần đây, có đến 56% thành viên AfD ủng hộ điều này.

Theo Tổng thư kí đảng CDU Annegret Kramp-Karrenbauer, đề xuất chính sách áp dụng trở lại chế độ nghĩa vụ quân sự là kết quả của các cuộc gặp mặt và các cuộc họp giữa các đảng viên CDU toàn nước Đức, những người tin rằng chế độ nghĩa vụ quân sự sẽ gắn kết đất nước lại với nhau thêm một lần nữa. Tuy vậy, điều này không đơn thuần chỉ là sự đảo ngược chế độ quân dịch hiện hành, mà đơn giản là “có rất nhiều cách để phụng sự” (Tổ quốc).

nuoc-duc-se-ap-dung-tro-lai-che-do-nghia-vu-quan-su-bat-buoc
Quân Đức làm nhiệm vụ tại Afghanistan

Mặc dù vậy, không phải tất cả các lãnh đạo CDU đều bị ý tưởng nói trên thuyết phục.

Ủy viên Quốc phòng của Quốc hội Đức, Hans-Peter Bartels, một thành viên của Liên minh Đảng Dân chủ xã hội Đức (SPD) cho rằng đề xuất này mâu thuẫn với chính sách pháp luật về lao động cưỡng bức. “Tôi nghĩ rằng sẽ rất khó để khiến việc đăng kí nghĩa vụ quân sự cho 700.000 thanh niên nam nữ mỗi năm trở nên hấp dẫn”.

Một thành viên khác của CDU - Henning Otte, đồng thời là người phụ trách bộ phận chính sách quốc phòng của đảng này, bày tỏ quan điểm: “Chế độ nghĩa vụ quân sự lỗi thời sẽ không giúp nước Đức đối mặt được với những thách thức an ninh hiện đại”. Dù vậy, ông này cũng cho rằng chính sách nghĩa vụ quân sự bắt buộc có thể sẽ mang lại hiệu quả, nếu phạm vi được mở rộng.

Ở chiều ngược lại, nhà lãnh đạo trẻ tuổi của CDU – Paul Ziemak, cho rằng việc mỗi người trẻ dành một năm để phục vụ đất nước mình là ý tưởng tuyệt vời. Điều này không nhất thiết phải diễn ra trong quân ngũ, nhưng có thể là trong các lực lượng khẩn cấp như cứu hộ, cứu nạn, cứu hỏa …

Gần đây, Ziemak đã trả lời phỏng vấn tờ Bild Am Sonntag - tờ báo lớn nhất nước Đức: “Chúng ta đang sống ở một đất nước tuyệt vời. Một năm nghĩa vụ quân sự sẽ là điều kiện để đền đáp lại phần nào đó cho đất nước, và tăng cường sự đoàn kết trong nhân dân”.

nuoc-duc-se-ap-dung-tro-lai-che-do-nghia-vu-quan-su-bat-buoc
Một tiểu đội bộ binh cơ giới Đức

Phản đối đề xuất này mạnh mẽ nhất là các thành viên Đảng Dân chủ Tự do (Free Democratic Party - FDP), vốn nổi tiếng vì sự trung thành với các lợi ích kinh tế. Các thành viên của Đảng này cho rằng chính sách nghĩa vụ quân sự bắt buộc là “vô lý”, lãng phí. Đảng Xanh cũng cùng quan điểm như trên.

Nhiều chuyên gia cho rằng ý tưởng này không mang nhiều ý nghĩa, ngoài việc thu hút các cử tri từ các đảng khác, nhất là AfD.

Dù vì lí do gì, thì sau khi được đề xuất chính thức tại hội nghị đảng CDU vào tháng 12/2018, chính sách nghĩa vụ quân sự bắt buộc cũng sẽ tác động lớn đển quan điểm của giới trẻ Đức trong cuộc bầu cử năm 2020. Điều đó sẽ buộc họ phải suy nghĩ lại về kế hoạch tương lai của mình, ít nhất là trong một năm.

Hiện nay, quân đội Đức có qui mô khoảng gần 180.000 người, khá khiêm tốn so với dân số hơn 82 triệu của nước Đức.

 

Sau gần 20 năm lãnh đạo, Thủ tướng Đức từ chức Chủ tịch đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo

Thủ tướng Đức Angela Merkel sẽ rút khỏi cương vị Chủ tịch Đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) sau đại hội đảng này vào tháng 12 tới tại thành phố Hamburg sau hơn 18 năm giữ cương vị lãnh đạo đảng này.

 

Thủ tướng Đức, Tổng thống Pháp rủ nhau uống bia sau giờ họp

Một nhóm các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU), trong đó có Tổng thống Pháp và Thủ tướng Đức, đã cùng nhau uống bia sau các cuộc đàm phán.