Thứ tư, 14/08/2019, 11:58 AM
  • Click để copy

Cù Lao Chàm có cụ bà bao năm cần mẫn đan võng ngô đồng

Chiều Cù Lao Chàm thương nhớ, bà lão vẫn cần mẫn chuốt từng sợi xơ để đan chiếc võng ngô đồng dở dang và kể câu chuyện của đời mình.

o-cu-lao-cham-co-cau-chuyen-cua-nguoi-dan-vong-ngo-dong
Bà lão Nguyễn Thị Quy (78 tuổi, thôn Bãi Ông) là một trong số ít những người còn lại đan võng ở Cù Lao Chàm.

Võng ngô đồng bao năm rồi vẫn còn đó, dù có lúc hắt hiu như dáng chờ chồng của những người đàn bà xứ đảo, nhưng luôn là một sức sống bạo liệt và ngạo nghễ như con người miền cù lao này. Bà lão Nguyễn Thị Quy (78 tuổi, thôn Bãi Ông) là một trong số ít những người còn lại đan võng ở Cù Lao Chàm này.

Đã có thời nghề đan võng ngô đồng rất được thịnh hành nhưng rồi giờ đây, khi mà những giá trị của cuộc sống có nhiều đổi thay, những chiếc võng ngô đồng nổi tiếng ngày nào giờ chỉ còn trong những câu chuyện kể, giống như trong màn sương cổ tích của thời xa xưa, mà có đâu xa lắm, chỉ chừng mươi năm trước thôi.

Võng ngô đồng không phải là thứ võng thông thường, nó độc đáo ở chỗ được làm từ sợi của thân cây ngô đồng (một loài cây chỉ mọc ở trên những mỏm núi cao, hay vách đá cheo leo). Nhìn chiếc võng trên tay bà Quy, dấu vết của thời gian đã in hằn trên những mắt võng, trên từng thớ sợi. Võng ngô đồng từng được xem như một biểu tượng đặc trưng của người dân xứ đảo này. 

o-cu-lao-cham-co-cau-chuyen-cua-nguoi-dan-vong-ngo-dong

Người đan không những khéo léo mà còn phải kiên trì, bền bỉ. Khi đan võng tuyệt đối không được đan lỗi, vì khi đã bị lỗi thì không gỡ ra được nữa. Bà Quy nói nhiều lắm, nhưng tôi chẳng thể nào ghi nhớ hết được, chỉ biết đại loại rằng đan võng là một công việc rất công phu, đầy tỉ mẩn và tốn rất nhiều thời gian. Chỉ những người có tính cần cù, kiên nhẫn nhất mới chịu được.

Cách đây chừng mươi năm, trên đảo vẫn còn vài người đan võng ngô đồng như cụ Nguyễn Thị Muôn, bà Mai Thị Rài (con gái của cụ Môn), bà Quy, cùng một vài người khác. Chừng ấy cũng đủ để người dân xã đảo cảm thấy tự hào với cái nghề một đời của mình. Nhưng bây giờ, số người đan võng trên đảo chắc chỉ còn đôi ba người mà thôi.

Mặc dầu đã ở cái tuổi tri thiên mệnh và qua biết bao gian khó của cuộc đời, nhưng bà Quy vẫn ngày ngày giữ công việc đặc biệt có một không hai trên đảo và trên cả dải đất miền Trung cằn cỗi này.

Nhìn những sợi ngô đồng được bện lại bằng đôi tay đầy vết chai sần và sự nghiệt ngã của thời gian như thấy trong đó là cả một đời người cần mẫn, lam lũ... trút những nỗi niềm vào những nút thắt trên chiếc võng ngô đồng.

 

Sau hàng loạt tai nạn thương tâm ở núi Sơn Trà, Đà Nẵng chi tiền tỷ lắp biển cảnh báo

Ngày 13/8, Sở GTVT TP Đà Nẵng cho hay, vừa có báo cáo gửi UBND TP đề xuất các giải pháp tăng cường đảm bảo trật tự an toàn giao thông các tuyến đường trên khu vực bán đảo Sơn Trà.